Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo) lớp 5 Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 5 trang 118 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm các hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc truyện “Sự tích hoa bìm bịp" và bài văn kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp” của bạn Hương Thu rồi thực hiện yêu cầu:

Sự tích hoa bìm bịp

Ngày xưa, các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Bìm bịp cũng vậy.

Một hôm, bìm bịp nhìn thấy một cô tiên mặc váy áo nhiều màu sắc từ trên trời bay xuống. Nó cố vươn mình lên để ngắm cô tiên. Thấy vậy, cô tiên hỏi:

– Bìm bịp có thích màu áo của cô không?

Bìm bịp trả lời:

– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!

Cô tiên dịu dàng:

– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hóa phép ra các màu yêu thích.

Nhận những viên ngọc quý, bìm bịp cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.

Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, nó tung viên ngọc vàng lên. Nụ mướp nở ra một đám hoa vàng rực rỡ.

Bim bịp nghiêng người xuống, thấy mấy cây mào gà sắp nở hoa, nó liền tung lên viên ngọc màu đỏ. Thế là mào gà khoe sắc hoa thắm đỏ.

Bim bịp nhìn lên trời, bắt gặp toàn mây trắng. Nó nghĩ thầm: “Phải điểm thêm màu mây xanh mới được!". Nó tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.

Bim bịp chỉ còn lại viên ngọc màu tím, màu mà nó thích nhất. Nó liền tung viên ngọc tím lên đầu minh. Tức thì, bim bip đơm những nụ hoa tím ngắt.

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Sự tích hoa bìm bịp

Sáng sớm, tôi vươn mình đón những tia nắng đầu tiên. Nhìn chiếc áo tím biêng biếc dưới ánh mặt trời, lòng tôi hân hoan. Chuyện xảy ra đối với tôi như một giấc mơ.

Tôi là bim bịp. Tôi sống cùng với anh mướp và chị mào gà trong một khu vườn nhỏ. Hôm ấy, khi đang vui đùa với các bạn, tôi nhìn thấy một cô tiên mặc một bộ váy áo màu sắc rực rỡ từ trên trời bay xuống. Thấy cô tiên xinh đẹp, tôi cố vươn mình lên để nhìn ngắm. Thấy vậy, cô tiền lại gần tôi và hỏi:

– Bim bịp có thích màu áo của cô không?

Tôi rụt rè:

– Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!

Cô tiên dịu dàng:

– Cô sẽ cho cháu bốn viên ngọc có thể hoá phép ra các màu yêu thích. Tôi sung sướng nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao.

Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng. Anh mướp vươn tay ra đỡ lấy viên ngọc, tức thì, những nụ mướp xinh xắn bung nở những cánh vàng rực rỡ.

Rời nhà anh mướp, tôi ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa. Nhận viên ngọc màu đỏ tôi tặng, mào gà kiêu hãnh khoe sắc hoa thắm đó.

Tôi vui sướng ngẩng đầu lên. Lúc này, trên đầu tôi là bầu trời với những đám mây trắng bồng bềnh trội. Tôi thầm nghĩ: "Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!". Tôi tung lên trời viên ngọc thứ ba. Thoắt cái, bầu trời trở nên biếc xanh.

Lúc ấy, trên tay tôi chỉ còn lại duy nhất viên ngọc màu tím, màu mà tôi thích nhất. Tôi quyết định gắn viên ngọc tím lên đầu mình. Tức thì, những nụ hoa bé xinh trên áo tôi đơm màu tím ngắt.

Tôi, anh mướp và chị mào gà sung sướng nắm tay nhau vui hát.

Từ đó, chúng tôi hứa sẽ cùng nhau đem những sắc màu rực rỡ làm đẹp cho cuộc sống mến yêu.

Hương Thu

a. Tìm hiểu về cách bạn Hương Thu kể lại câu chuyện:

  • Bạn xưng hô như thế nào khi kể chuyện?
  • Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,.... hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?
  • Những lời nói, ý nghĩ, hành động,... đó có phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể hay không? Vì sao?

b. So sánh hai bài viết theo các tiêu chí:

  • Người kể chuyện.
  • Nội dung của câu chuyện.
  • Ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

a) Cách bạn Hương Thu kể lại câu chuyện là:

- Xưng "tôi khi kể chuyện

- Khi đặt mình vào vai nhân vật, bạn có những lời nói, ý nghĩ, hành động,.... hoặc thể hiện tình cảm, cảm xúc như sau:

Lời nói
  • Cháu thích lắm, nhất là màu tím ạ!
Ý nghĩ
  • "Nếu những đám mây có màu xanh thì thật tuyệt!
  • quyết định gắn viên ngọc tím lên đầu mình
Hành động
  • vươn mình đón những tia nắng đầu tiên.
  • cố vươn mình lên để nhìn ngắm
  • nói lời cảm ơn cô tiên rồi vươn lên cao
  • Gặp anh mướp ở trên giàn, tôi tặng anh viên ngọc vàng
  • ghé thăm mấy chị mào gà sắp nở hoa
  • tung lên trời viên ngọc thứ ba
  • sung sướng nắm tay nhau vui hát
Tình cảm, cảm xúc
  • lòng tôi hân hoan
  • sung sướng
  • vui sướng

- Những lời nói, ý nghĩ, hành động,... đó rất phù hợp với nhân vật bạn mượn lời để kể. Bởi vì những lời nói, ý nghĩ, hành động đó không làm thay đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện, mà còn giúp câu chuyện trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

b) So sánh 2 bài viết theo các tiêu chí như sau:

Truyện Sự tích hoa bìm bịpBài văn kể lại câu chuyện Sự tích hoa bìm bịp
Người kể chuyện- Kể chuyện theo ngôi thứ 3- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất, xưng tôi
Nội dung của câu chuyện- Giống nhau
Ý nghĩa của câu chuyện- Giống nhau

Câu 2 trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Cùng bạn trao đổi: Em có thể mượn lời của nhân vật nào khác để kể lại câu chuyện “Sự tích hoa bìm bịp”? Khi mượn lời của nhân vật đó, em cần lưu ý những gì?

  • Xưng hô
  • Lời nói, ý nghĩ
  • Hành động
  • ?

Đang cập nhật...

Vận dụng trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Kể lại câu chuyện “Tiếng rao đêm” cho người thân.

Đang cập nhật...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm