Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV
Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học sinh học tốt môn Văn lớp 9. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 27
- Bài 1 Trăng luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
- Bài 2: Cho câu thơ sau: "Ngửa mặt lên nhìn mặt"
- Bài 3 Hình ảnh người lính luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho bao thi sĩ. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Chính Hữu đã viết:
- Bài 4 Cho câu thơ sau: "Câu hát căng buồm với gió khơi"
- Bài 5 Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn:
- Bài 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5:
Bài 1 Trăng luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng cho bao thi sĩ. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
Hồi nhỏ sống với đồng
Và tác giả khép lại bài thơ bằng bốn câu thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Câu 1: Ghi tên bài thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác? Phát biểu chủ đề bài thơ?
Câu 2: Từ những câu thơ trên, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho biết kết cấu của bài thơ?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ trên?
Câu 4. Chép chính xác một khổ thơ trong bài thơ đã học có hình ảnh trăng gắn với cuộc đời người lính? Ghi rõ tên tác giả?
Bài 2: Cho câu thơ sau: "Ngửa mặt lên nhìn mặt"
Câu 1: Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ấy?
Câu 2: Câu thơ thứ nhất có từ "mặt" là một từ nhiều nghĩa. Theo em, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa của mỗi từ?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?
Câu 4. Hình ảnh nào trong khổ thơ được lặp lại so với khổ thơ đầu? Việc lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?
Bài 3 Hình ảnh người lính luôn là đề tài, là nguồn cảm hứng vô tận cho bao thi sĩ. Mở đầu một sáng tác, nhà thơ Chính Hữu đã viết:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
và tác giả khép lại bài thơ bằng ba câu:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Câu 1: Ghi tên bài thơ? Từ những câu thơ trên, kết hợp với hiểu biết về tác phẩm, em hãy cho mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 2: Chỉ ra hình ảnh đối lập trong khổ thơ trên? Điều gì đã giúp những người lính đứng cạnh bên nhau để chờ giặc tới?
Câu 3. Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?
Câu 4. Chép chính xác một khổ thơ trong bài thơ đã học có hình ảnh trăng gắn với cuộc đời người lính? Ghi rõ tên tác giả?
Bài 4 Cho câu thơ sau: "Câu hát căng buồm với gió khơi"
Câu 1. Hãy chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ? Khổ thơ em vừa chép trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ ấy?
Câu 2. Bài thơ em vừa chép có rất nhiều từ "hát". Theo em, việc lặp lại câu hát ở khổ cuối so với khổ thơ đầu bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ thứ 2 của khổ thơ em vừa chép và nêu tác dụng?
Câu 4. Cảm hứng trữ tình của bài thơ có khổ thơ em vừa chép được diễn tả theo trình tự thời gian: Hoàng hôn- đêm trăng - bình minh. Căn cứ vào hoàn cảnh ra đời bài thơ, cảnh bình minh kết thúc bài thơ như là một biểu tượng mang ý nghĩa gì?
Bài 5 Trong lời bài hát "Xe ta đi trong đêm Trường Sơn" có đoạn:
"Những đêm Trường Sơn
Đường tiền tuyến uốn quanh co
Mây trời đẹp quá,
Vỡ kính rồi, trăng tràn cả vào xe..."
(Nhạc và lời: Tân Huyền)
Câu 1: Đoạn lời bài hát trên gợi em liên tưởng đến bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? Nêu tên tác giả và giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ đó?
Câu 2: Trong bài thơ có hai câu thơ sau:
“Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ hình ảnh những chiếc xe và chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu bị động. (Gạch chân, chú thích rõ)
Câu 4: Kể tên một tác phẩm thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về đề tài người lính, ghi rõ tên tác giả.
Bài 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5:
Mỗi người đều có một ước mơ cho riêng mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ... Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
[...] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.
(Quà tặng cuộc sống - Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56-57)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Tìm và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu sau: Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích - nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp.
Câu 3: Việc tác giả dẫn ra ước mơ của cô bé bán diêm trong truyện cổ tích An-đéc-xen và ước mơ của tỷ phú Bill Gates trong đoạn trích có tác dụng gì?
Câu 4: Em có đồng tình với ý kiến sau không? Vì sao?
Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ.
Câu 5: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ước mơ trong cuộc đời của mỗi người.
Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch viêm phổi cấp gây nên, các bạn học sinh cũng cần ôn tập để không xao nhãng việc học. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 tự ôn luyện tại nhà để ghi nhớ kiến thức, VnDoc giới thiệu Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt môn Văn lớp 9 đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn để chuẩn bị cho những bài học sắp tới.
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Địa lý lớp 9
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Hóa học lớp 9
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Vật lý lớp 9
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Sinh học lớp 9
- Bài tập ôn tập ở nhà trong thời gian nghỉ phòng chống dịch bệnh môn Toán lớp 9
- Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV
- Đề ôn tập ở nhà môn Địa lý lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV
- Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 - Nghỉ dịch nCoV
.........................................
Ngoài Đề ôn tập ở nhà môn Ngữ văn lớp 9 tuần 27 - Nghỉ dịch nCoV. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt