Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề tự kiểm tra môn Văn lớp 9 tháng 3 năm 2020

Đề tự kiểm tra môn Văn lớp 9 tháng 3 năm 2020 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi này gồm 2 phần câu hỏi với thời gian là 90 phút. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các quý thầy cô trong việc ra đề thi cho học sinh, các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập. Mời các bạn cùng quý thầy cô tham khảo tài liệu dưới đây

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG LIỆT

Nhóm Văn 9

ĐỀ ÔN LUYỆN VĂN 9

Ngày 14/3/2020

Thời gian làm bài: 90 phút

ĐỀ BÀI

Phần I. (6 điểm) Cho đoạn văn:

Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng. Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cùng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng “ba”không được sao?

(Ngữ văn 9, Tập I)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?

Câu 2. Đoạn trích trên thuộc tình huống nào của câu chuyện? Qua tình huống đó, em hiểu gì về tính cách, tình cảm của nhân vật ?

Câu 3. Nêu hàm ý của câu văn: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ! và cho biết vì sao nhân vật chọn cách nói đó?

Câu 4. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật trong văn bản có đoạn truyện trên. Trong đoạn có sử dụng một phép nối và một câu ghép. (Gạch chân và chỉ rõ)

Phần II. (4 điểm) Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và đặt nhan đề cho câu chuyện trên.

Câu 2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn: Xe chạy thuộc kiểu câu gì?

Câu 3. Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông?

Câu 4. Từ nội dung câu chuyện trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

Đáp án đề tự kiểm tra môn Văn lớp 9 tháng 3 năm 2020

Câu 1

- Văn bản: Chiếc lược ngà
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng
- HCST: năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ấc liệt,

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

- Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ba. Đến lúc em nhận ba thì là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường

- Tình huống này thể hiện tính cách bé Thu: Ương bướng, cá tính và tình cảm yêu thương ba sâu đậm tác giả đang công tác tại chiến trường Nam Bộ

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3

- Hàm ý câu nói: Muốn nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm giúp
- Dùng cách nói đó vì em không muốn gọi ba, em nói tránh đi và vì sốt ruột, muốn thúc giục.

0,5 điểm

Câu 4

* Kiểu văn bản: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc doạn trích

* Vấn đề cần bàn luận: Nhân vật bé Thu

* Hình thức (1,5 điểm)

- Đoạn văn đúng hình thức diễn dịch

- Độ dài đúng quy định

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗI dùng từ, đặt câu

- Có câu ghép, phép nối (Gạch chân và chỉ rõ)

* Nội dung (2,0 điểm) HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung:

- Hoàn cảnh hai cha con ông Sáu: Ông Sáu đi kháng chiến khi bé Thu chưa tròn một tuổi, bé thu chỉ biêt mặt ba qua tấm ảnh chụp chung với má, khi bé Thu lên tám tuổi ông Sáu mới được về thăm nhà, thăm con

- Lúc mới gặp ba: Thu tròn mắt ngơ ngác nhìn, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên gọi: “Má! Má!” => Ngạc nhiên, hoảng sợ...

- Trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép:

+ Thu quyết không gọi ba, khi mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm nó không chịu gọi. Mẹ dọa đánh nơ mới chịu gọi nhưng nói trổng: “Vô ăn cơm”

+ Khi phải nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to trên bếp nó cũng quyết không gọi ba, ông Sáu lên tiếng mở đường cho nó, nó vẫn không chịu gọi ba, đáo để lấy vá múc từng vá nước...

- Trong bữa cơm ông Sáu gắp trứng cá cho nó, nó hất cái trứng cá làm cơm văng tung tóe...Ông Sáu giận quá tác nó, nó không khóc, bỏ sang nhà bà ngoại...=> Thu là cô bé có cá tính, mạnh mẽ, có tình yêu mãnh liệt dành cho người cha trong tấm ảnh chụp chung với má...

- Lúc ông sáu lên đường:

+ Đêm hôm ấy ở nhà bà ngoại nó được bà giải thích về vết thẹo trên má ông Sáu, nó hối hận...

+ Sáng hôm ấy bà ngoại đưa nó về thái độ của nó thay đổi hẳn...

+ Khi ông Sáu chào nó để lên đường nó cất tiếng gọi ba trong sự ngạc nhiên xúc động của mọi người

+ Nó chạy tới, ôm ông Sáu, hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo...

+ Nó khóc, đòi giữ ba ở lại...

=> Tình yêu ba mãnh liệt

- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, kể chuyện sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật bé Thu...

Phần II. (4 điểm)

Câu 1

- Phương thức biểu đạt tự sự
- Nhan đề: Câu chuyện trên xe buýt, Một việc tử tế…

0,25

0,25

Câu 2

- Câu đơn
- Vì được cấu tạo bởi một cụm C-V: Xe /chạy.

CN/VN

0,5

0,5

Câu 3

- Vì cô bé không muốn làm ông già ngại, xấu hổ, thể hiện sự tế nhị…

0,5 điểm

Câu 4

* Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm): Viết đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh, đúng chủ đề, đảm bảo bố cục, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

* Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Đảm bảo một số ý sau:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.
- Giải thích:

Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

=> Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:

+ Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá, con chim phải hót, chiếc lá
phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
+ Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.
+ Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.
- Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:
+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.
+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

+ Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…

+ Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.

- Phê phán: Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.

- Bài học:

+ Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

+ Mỗi chúng ta hãy rèn cho mình lối sống tử tế và lan tỏa những việc tử tế trong xã hội.

2,0 điểm

Câu 2

- Tình huống: Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ba. Đến lúc em nhận ba thì là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường

- Tình huống này thể hiện tính cách bé Thu: Ương bướng, cá tính và tình cảm yêu thương ba sâu đậm tác giả đang công tác tại chiến trường Nam Bộ

Câu 3

- Hàm ý câu nói: Muốn nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm giúp
- Dùng cách nói đó vì em không muốn gọi ba, em nói tránh đi và vì sốt ruột, muốn thúc giục.

Câu 4

* Kiểu văn bản: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc doạn trích

* Vấn đề cần bàn luận: Nhân vật bé Thu

* Hình thức (1,5 điểm)

- Đoạn văn đúng hình thức diễn dịch

- Độ dài đúng quy định

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, lỗI dùng từ, đặt câu

- Có câu ghép, phép nối (Gạch chân và chỉ rõ)

* Nội dung (2,0 điểm) HS có thể có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung:

- Hoàn cảnh hai cha con ông Sáu: Ông Sáu đi kháng chiến khi bé Thu chưa tròn một tuổi, bé thu chỉ biêt mặt ba qua tấm ảnh chụp chung với má, khi bé Thu lên tám tuổi ông Sáu mới được về thăm nhà, thăm con

- Lúc mới gặp ba: Thu tròn mắt ngơ ngác nhìn, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên gọi: “Má! Má!” => Ngạc nhiên, hoảng sợ...

- Trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép:

+ Thu quyết không gọi ba, khi mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm nó không chịu gọi. Mẹ dọa đánh nơ mới chịu gọi nhưng nói trổng: “Vô ăn cơm”

+ Khi phải nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to trên bếp nó cũng quyết không gọi ba, ông Sáu lên tiếng mở đường cho nó, nó vẫn không chịu gọi ba, đáo để lấy vá múc từng vá nước...

- Trong bữa cơm ông Sáu gắp trứng cá cho nó, nó hất cái trứng cá làm cơm văng tung tóe...Ông Sáu giận quá tác nó, nó không khóc, bỏ sang nhà bà ngoại...=> Thu là cô bé có cá tính, mạnh mẽ, có tình yêu mãnh liệt dành cho người cha trong tấm ảnh chụp chung với má...

- Lúc ông sáu lên đường:

+ Đêm hôm ấy ở nhà bà ngoại nó được bà giải thích về vết thẹo trên má ông Sáu, nó hối hận...

+ Sáng hôm ấy bà ngoại đưa nó về thái độ của nó thay đổi hẳn...

+ Khi ông Sáu chào nó để lên đường nó cất tiếng gọi ba trong sự ngạc nhiên xúc động của mọi người

+ Nó chạy tới, ôm ông Sáu, hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo...

+ Nó khóc, đòi giữ ba ở lại...

=> Tình yêu ba mãnh liệt

- Nghệ thuật: Xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý, kể chuyện sinh động, miêu tả tâm lý nhân vật bé Thu...

Phần II. (4 điểm)

Câu 1

- Phương thức biểu đạt tự sự
- Nhan đề: Câu chuyện trên xe buýt, Một việc tử tế…

Câu 2

- Câu đơn
- Vì được cấu tạo bởi một cụm C-V: Xe /chạy.

CN/VN

Câu 3

- Vì cô bé không muốn làm ông già ngại, xấu hổ, thể hiện sự tế nhị…

Câu 4

* Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm): Viết đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh, đúng chủ đề, đảm bảo bố cục, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt…

* Yêu cầu về nội dung (1,5 điểm): Đảm bảo một số ý sau:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.
- Giải thích:

Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

=> Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:

+ Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá, con chim phải hót, chiếc lá
phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
+ Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.
+ Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.
- Tác dụng của việc lan tỏa sự tử tế:
+ Giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc.
+ Giúp quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn. Con người biết đồng cảm và sẻ chia với nhau hơn.

+ Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh.

+ Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

+ Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

- Làm cách nào để lan tỏa sự tử tế:

+ Nó bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình - cái nôi hình thành nhân cách cá nhân, nhà trường - nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu,…

+ Nó bắt đầu từ ý thức cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

+ Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…

+ Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.

- Phê phán: Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.

- Bài học:

+ Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

+ Mỗi chúng ta hãy rèn cho mình lối sống tử tế và lan tỏa những việc tử tế trong xã hội.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trong thời gian học sinh nghỉ học do dịch viêm phổi cấp gây nên, các bạn học sinh cũng cần ôn tập để không xao nhãng việc học. Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 tự ôn luyện tại nhà để ghi nhớ kiến thức, VnDoc giới thiệu Đề tự kiểm tra môn Văn lớp 9 tháng 3 năm 2020. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn học tốt môn Văn lớp 9 đồng thời chuẩn bị bài tốt hơn để chuẩn bị cho những bài học sắp tới.

.........................................

Ngoài Đề tự kiểm tra môn Văn lớp 9 tháng 3 năm 2020. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm