Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Văn năm học 2020 - 2021 Đề 6
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 6 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 10 trong quá trình ôn thi học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình.
Ngữ văn 10 - Đề thi học kì 1
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Tài liệu học tập lớp 10.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của văn bản.
Câu 2 (1đ): Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình.
Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp anh/chị nhận ra điều gì?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hướng dẫn giải Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,5đ):
Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 2 (1đ):
Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:
Giá trị có sẵn tốt đẹp của anh/chị là gì?
Anh/chị đã thể hiện giá trị đó như thế nào?
Anh/chị cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?
Câu 3 (1,5đ):
Bài học rút ra sau đoạn văn:
Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.
Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn.
Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Suy nghĩ của về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)
2. Thân bài
a. Giải thích
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
c. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
d. Phản biện
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích bài thơ Nhàn
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn.
2. Thân bài
a. Hai câu đề
“Một mai một cuốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Nhịp điệu những câu thơ đầu tạo cảm giác thư thái, ung dung.
Bằng cách sử dụng những vật dụng quen thuộc của người dân lao động cho thấy cảnh nghèo khó nhưng an nhàn, thanh bình biết bao.
Tâm trạng của nhà thơ là tâm trạng của một kẻ sĩ “an bần lạc đạo” vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường để tìm đến thú vui của ẩn sĩ.
b. 2 câu thực
Cách sử dụng phép đối: “dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao” và cách xưng hô “ta - người” cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của tác giả và người đời thường. Ông cho rằng nơi vắng vẻ là nơi thôn quê yên bình ở đó không còn bon chen chốn quan trường, đây mới thực là cuộc sống.
→ Hai vế tương phản làm nổi bật ý nghĩa, nhấn mạnh phương châm, quan niệm sống của tác giả khác với thông thường. Đồng thời muốn ngầm ý phê phán thói đời, thói người, và thể hiện cái cao ngạo của kẻ sĩ.
c. Hai câu luận
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
Cuộc sống giản dị không cần những thứ giàu sang hào nhoáng chỉ là sản vật từ nhiên nhiên “măng trúc” “giá” → Thấy được cuộc sống an nhàn, đạm bạc thanh cao, lối sống hòa nhập với thiên nhiên của tác giả.
Cái thú sống an nhàn ẩn dật của con người có nhân cách cao đẹp khi sống trong thời loạn lạc ấy để giữ được phẩm giá cốt cách của mình.
d. Hai câu kết
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Xem nhẹ lẽ đời sống xa hoa phú quý, ông ngậm ngùi coi đó như một giấc chiêm bao.
Lối sống thanh cao vượt lên trên lẽ đời thường.
3. Kết luận
Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
-----------------------
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Đề đọc hiểu Ngữ văn 10 có đáp án
- Soạn bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 10
- 20 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 1 năm 2020 môn Văn 10 Đề 6. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Địa lý lớp 10, Trắc nghiệm Tiếng Anh 10, Chuyên đề Toán 10, Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em học tập thật tốt.