Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (Cấu trúc mới)
Đề thi cuối học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên sách Chân trời sáng tạo
Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo (Cấu trúc mới) được VnDoc biên soạn bám sát nội dung cấu trúc ma trận đề kiểm tra theo Công văn 7991 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Gồm có 4 phần:
- Phần 1: Trắc nghiệm câu hỏi nhiều lựa chọn
- Phần 2: Trắc nghiệm đúng sai
- Phần 3: Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn
- Phần 4: Tự luận.
Hy vọng thông qua nội dung tài liệu, giúp bạn học ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra đánh giá học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6.
TRƯỜNG THCS……… Đề thi thử |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian làm bài … phút, không kể thời gian giao đề |
Họ và tên học sinh: ………………………… Lớp: 6 …………………......................................
PHẦN I (3,0 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ
D. Chó, mèo, dê, cá heo
Câu 2 Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 3. Trong các thực vật sau, loài nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?
A. Cây bưởi
B. Cây vạn tuế
C. Rêu tản
D. Cây thông
Câu 4. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.
B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.
C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 5. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có
A. lực ma sát.
B. lực hấp dẫn.
C. lực búng của tay.
D. trọng lực.
Câu 6. Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?
A. Năng lượng hóa học.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 7. Thực vật góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ khả năng nào dưới đây?
A. Hấp thụ khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí oxygen.
B. Hô hấp, hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide ra môi trường.
C. Giữ lại bụi bẩn trong lòng đất, hạn chế lượng bụi trong không khí.
D. Giảm lượng mưa, giảm lũ lụt, hạn hán.
Câu 8 . Năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng của dầu mỏ.
B. Năng lượng Mặt trời.
C. Năng lượng của xăng.
D. Năng lượng của khí hóa lỏng.
Câu 9. Mặt Trời là một
A. vệ tinh.
B. ngôi sao.
C. hành tinh.
D. sao băng.
Câu 10. Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi?
A. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại.
B. Dây cao su được kéo căng ra.
C. Que nhôm bị uốn cong.
D. Quả bóng cao su đập vào tường.
Câu 11. Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
A. Hỏa tinh.
B. Vương tinh.
C. Thủy tinh.
D. Thổ tinh
Câu 12. Chọn từ thích hợp trong các từ: Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời điền vào chỗ "..." trong câu sau:
Hình dạng nhìn thấy của (1) ... là phần bề mặt của (2) ... hướng về (3) ... được (4) ... chiếu sáng.
A. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Trái Đất, (4) Mặt Trời.
B. (1) Trái Đất, (2) Mặt trăng, (3) Mặt Trời, (4) Mặt Trời.
C. (1) Mặt trời, (2) Mặt Trăng, (3) Trái Đất, (4) Mặt Trời.
D. (1) Trái Đất, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng, (4) Mặt Trời
PHẦN II (2,0 điểm). Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đánh giá tính đúng sau các nhận định sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm. |
|
|
b) Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phí đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. |
|
|
c) Trong hệ Mặt Trời Sao kim là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời tự quay quanh trục từ đông sang tây. |
|
|
d) Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối. |
|
|
Câu 2. Đánh giá tính đúng sau các nhận định sau:
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
a) Pin mặt trời chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng. |
|
|
b) Lò xo khi bị biến dạng được gọi là thế năng hấp dẫn. |
|
|
c) Năng lượng thủy điện được tạo ra từ dòng chảy của nước, là một dạng năng lượng tái tạo. |
|
|
d) Nhiệt năng tỏa ra từ một bóng đèn đang sáng là năng lượng hữu ích. |
|
|
PHẦN III (2,0 điểm). Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4.
Câu 1. Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là
Câu 2. Động vật không xương sống chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số các loài động vật?
Câu 3. Cho các hoạt động sau:
1) Đốt rừng làm rẫy.
2) Xả rác thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường sống.
3) Bảo toàn các động vật hoang dã.
4) Tham gia trồng cây gây rừng.
5) Xây dựng các khu công nghiệp nặng.
Những hành động nào trên gây suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 4. Khi người thợ đóng đinh vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?
PHẦN IV (3,0 điểm). Tự luận
Câu 1. (1,0 điểm)
Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
Câu 2 (1,0 điểm).
- a) Hãy nêu sự chuyển hóa năng lượng xảy ra khi sử dụng bếp gas (khí hóa lỏng) để nấu thức ăn.
- b) Em hãy đề xuất biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong các lớp học.
Câu 3 (1,0 điểm). Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
- a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
- b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
--------------------------HẾT ----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm