Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 3

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức - Đề 3 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết cho từng câu hỏi. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, và các bạn học sinh luyện tập, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao. Mời các bạn tải về tham khảo chi tiết.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Để biểu diễn lực ta dùng

A. Một mũi tên có gốc là điểm nằm ở bất kì vị trí nào; phương chiều mũi tên là phương chiều của lực; độ dài biểu thị độ lớn của lực.

B. Một mũi tên có phương chiều tùy chọn; gốc là điểm nằm trren vật; độ dài biểu thị độ lớn của lực.

C. Một mũi tên có gốc là điểm nằm trên vật; phương chiều mũi tên là phương chiều của lực; độ dài mũi tên biểu thị cường độ lực theo tỉ lệ xích.

D. Một mũi tên có gốc là điểm nằm trên vật; phương chiều của mũi tên ngược với phương chiều của lực; độ dài mũi tên biểu thị cường độ lực theo tỉ lệ xích.

Câu 2: Vật nào có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo?

A. Viên đá

B. Mảnh thủy tinh

C. Dây cao su

D. Ghế gỗ

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.

C. Con người đi lại được trên mặt đất.

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Câu 4: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2 cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là:

A. 200g

B. 300g

C. 400g

D. 500g

Câu 5: Đơn vị của lực là:

A. Niu – ton (N).

B. Độ C (0C).

C. Jun (J).

D. Kilogam (kg).

Câu 6: Khi một quả bóng cao su đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 7: Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

Câu 8: Mặt lốp xe lại có các khía rãnh nhằm mục đích gì?

A.Tạo khía rãnh để tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước.

B. Tạo khía rãnh trên lốp xe nhằm mục đích trang trí.

C. Tạo khía rãnh để tiết kiệm nguyên liệu.

D. Tạo khía rãnh để giảm ma sát giúp xe đi dễ dàng hơn.

Câu 9: Các loại lực em đã học:

A. Lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc; lực ma sát; lực đàn hồi; lực kéo.

B. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

C. Trọng lực; lực mai sát; lực đàn hồi.

D. Lực tiếp xúc; lực không tiếp xúc; lực hút trái đất, lực đàn hồi; lực ma sát.

Câu 10: Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Có hạt.

B. Có hệ mạch.

C. Có bào tử.

D. Có hoa.

Câu 11: Cho các động vật sau :

1 - Heo. 2 - Tê giác. 3 - Voi. 4 - Gà. 5 - Tê tê.

Động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?

A. 1-3-5.

B. 1-4.

C. 3-4-5.

D. 2 -4 -5.

Câu 12: Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?

A. Chim cánh cụt.

B. Dơi.

C. Chim đà điểu.

D. Cá sấu.

Câu 13: Các hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học là:

A. Xả các chất thải, khí thải công nghiệp chưa qua xử lý ra ngoài làm ô nhiễm môi trường
B. Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi trái phép
C. Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm
D. Tất cả các ý trên

Câu 14: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?

A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.

Câu 15: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.

B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.

C. Động vật giúp con người bảo vệ mùa màng.

D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 16: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.

B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.

C. Gây bệnh viêm gan B ở người.

D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Phần II: Tự luận (6 điểm)

Câu 17 (2,25 điểm)

a.Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.

b. Nêu tác dụng của lực ma sát? Lấy ví dụ.

Câu 18 (1,0 điểm): Kể tên các ngành động vật không xương sống và nêu đặc điểm nổi bật của từng ngành đó ?

Câu 19 (1,25 điểm): Một người kéo xe với lực 200 N theo phương nằm ngang từ trái sang phải. Em hãy biểu diễn lực kéo của người đó lên xe.

Câu 20 (1,5 điểm): Lấy 1 ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng, chỉ ra năng lượng hao phí trong ví dụ đó? (VD: Khi quạt điện hoạt động - Điện năng thành cơ năng 1 phần điện năng hao phí chuyển hóa thành nhiệt năng).

Mời các bạn xem đáp án và ma trận trong file tải

Đánh giá bài viết
1 348
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6

    Xem thêm