Đề thi học kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 - Đề 1
Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 KNTT
Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên Kết nối tri thức - Đề 1 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề thi và ôn luyện cho học sinh. Tài liệu gồm nhiều câu hỏi hay, khái quát kiến thức được học trong học kì 2 KHTN 6, giúp các bạn tham khảo luyện tập, chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt kết quả cao.
Ma trận đề thi học kì 2 KHTN 6 KNTT
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung chương X: Trái đất và bầu trời.
- Thời gian làm bài: 60 phút
- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)
- Cấu trúc:
- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao
- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm
- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
- Nội dung nửa đầu học kì 2: 30% (3,0 điểm; Chủ đề 1,2,5: 29 tiết)
- Nội dung nửa sau học kì 2: 70% (7,0 điểm; Chủ đề 1,3,4: 30 tiết)
Chủ đề | MỨC ĐỘ |
Tổng số câu | Tổng điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | Tự luận | Trắc nghiệm | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
|
| 12 |
1.Tách chất ra khỏi hỗn hợp ( 7 tiết) | 2 | 1 |
|
| 3 | 0,75 | |||||
2. Lực trong đời sống (9 tiết) | 1 |
|
| 1 | 1,0 | ||||||
3. Đa dạng thế giới sống (22 tiết) | 7 | 1 | 2 |
|
| 1 | 9 | 4,25 | |||
4. Năng lượng(12 tiết) | 1 | 1 | 1 |
|
| 1 | 2 | 2,5 | |||
5. Trái đất và bầu trời (9 tiết) | 2 |
| 1 |
| 1 | 2 | 1,5 | ||||
Số câu | 1 | 12 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 4 | 16 | 20 |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 1,0 | 2,0 | 0 | 1,0 | 0 | 6 | 4 | 10 |
% điểm số
| 40% | 30% | 20% | 10% | 10 điểm (100%) |
Đề thi học kì 2 KHTN 6 KNTT
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1(NB). Trong các chất sau đâu là chất tinh khiết?
A. Nước khoáng.
B. Nước cất.
C. Nước đường.
D. Nước muối.
Câu 2 (NB). Chất khí nào sau đây tan nhiều trong nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch?
A. Khí carbon dioxide.
B. Khí Hydrogen
C. Khí oxygen.
D. Khí Amoni hydroxide.
Câu 3 (NB). Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 4 (NB).Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Giữ đất, giữ nước.
D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
Câu 5 (NB). Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:
A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
B. Số lượng loài và môi trường sống.
C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.
Câu 6 (NB). Rêu là thực vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Có hạt.
B. Có hệ mạch.
C. Có bào tử.
D. Có hoa.
Câu 7 (NB).Trong các loài động vật sau đây, động vật nào được khuyến khích làm thức ăn cho con người?
1- Heo 2 - Tê giác 3 – Voi 4 - Gà 5 - Tê tê
A. 1-3
B. 1-4
C. 3-4
D. 2-5
Câu 8 (NB). Trong các loài động vật sau đây, loài nào thuộc lớp thú?
A. Chim cánh cụt.
B. Dơi.
C. Chim đà điểu.
D. Cá sấu.
Câu 9 (NB). Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.
Câu 10 (NB). Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng thiên hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
Câu 11(NB). Dải Ngân Hà là
A. thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất).
B. một tập hợp gồm nhiều Thiên hà trong vũ trụ.
C. tên gọi khác của hệ Mặt Trời.
D. dải sáng trong vũ trụ.
Câu 12 (TH). Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Nghiền nhỏ muối ăn.
B. Đun nóng nước.
C.Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
D. Bỏ thêm đá lạnh vào.
Câu 13 (NB). Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo?
A. Xe máy.
B. Ô tô.
C. Bóng điện.
D. Đèn dầu.
Câu 14 (TH). Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa
A. quang năng thành điện năng.
C. quang năng thành nhiệt năng.
B. nhiệt năng thành điện năng.
D. nhiệt năng thành cơ năng.
Câu 15 (TH). Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là:
A. Có xương sống.
B. Hình thái đa dạng.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 16 (TH). Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật. Vì
A. có hệ mạch.
B. sống trên cạn.
C.có hạt nằm trong quả.
D. có rễ thật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM)
Câu 17 (TH) (2,0 điểm). Sắp xếp các loài thực vật sau: rêu tường, dương xỉ, cây hoa cúc, cây vạn tuế, cây chanh vào các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm của mỗi ngành thực vật đó?
Câu 18 (TH) (1,0 điểm). Nêu khái niệm lực tiếp xúc. Cho ví dụ minh họa.
Câu 19 (VD) (2,0 điểm). Em hãy kể tên các dạng năng lượng xuất hiện khi máy bơm nước hoạt động. Vẽ sơ đồ dòng năng lượng của máy bơm nước.
Câu 20 (VDC) (1,0 điểm). Em hãy sắp xếp các hành tinh của Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng.
Đáp án Đề thi học kì 2 KHTN 6 KNTT
Phần I. TNKQ (4,0 điểm): Mỗi câu chọn đáp án đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đ/A | B | D | D | D | A | C | B | B | C | B | A | D | C | A | B | C |
Phần II: Tự luận: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 17 (2,0 điểm) | - Cây rêu thuộc ngành Rêu. Ngành Rêu bao gồm các thực vật sống trên cạn, sống ở nơi ẩm ướt, cơ thể nhỏ bé, có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử. - Cây Dương xỉ thuộc ngành Dương xỉ. Ngành Dương xỉ bao gồm các thực vật có mạch, sinh sản bằng bào tử, thường sống ở nơi ẩm, mát. - Cây Vạn tuế thuộc ngành Hạt trần. Ngành Hạt trần bao gồm các thực vật córễ, thân, lá phát triển; có mạch dẫn; cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở. - Cây hoa cúc, cây chanh thuộc ngành Hạt kín. Ngành Hạt kín bao gồm các thực vật có rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả. | 0, 5 0, 5 0, 5 0, 5 |
Câu 18 (1,0 điểm) | - Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực - Ví dụ: Lực do nam châm tác dụng lên đinh sắt để gần nó | 0,5 0,5 |
Câu 19 (2,0 điểm) | - Khi máy bơm nước hoạt động có những dạng năng lượng sau: động năng, thế năng, năng lượng âm - Sơ đồ dòng năng lượng: | 1,0 1,0 |
Câu 20 (1,0 điểm) | Sắp xếp các hành tình của Hệ Mặt trời theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về khối lượng: | Mỗi hành tinh đúng thứ tự được 0,125đ |