Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề 4
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi học kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề 4 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 11 nhé.
1. Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể rằng
Có quả trứng đại bàng
Rơi vào ổ gà đang ấp
Khi nở ra cùng với bầy gà
Đại bàng con ngượng ngùng chiêm chiếp
Nhảy bay loạng choạng sân nhà.
Không ai nói với đại bàng về những chân trời xa
Về những đại ngàn bí mật
Nên nó vẫn hồn nhiên bởi đất
Chỉ có khát vọng mơ hồ
Lâu lâu lại cồn cào trong ngực.
Làm sao mà ai biết
Mình đã bắt đầu từ quả trứng nào đây
Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?.
(Khát vọng, Đặng Hồng Thiệp, Thơ Sông Lam, trang 247, Nxb Hội nhà văn, 2017)
Câu 1 (1.0 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2 (1.0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà” trong văn bản?
Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?...
Câu 4 (1.0 điểm): Đọc văn bản trên, anh/chị thấy thông điệp nào có ý nghĩa nhất? Vì sao?
B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Phân tích truyện ngắn Muối của rừng của tác giả Nguyễn Huy Thiệp.
2. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời
A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu 1:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: biểu cảm, tự sự, nghị luận
Câu 2:
Ý nghĩa của hình ảnh “bầy gà” trong văn bản:
– Hoàn cảnh sống trói buộc, tù túng….
– Cái nhìn, nhận thức tầm thường, thiển cận, hạn hẹp, kém cỏi.
Câu 3:
- Chỉ ra biện pháp tu từ: - Chỉ ra biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ (“vỗ cánh tung bay”- sự trưởng thành, vươn tới tầm cao, vượt lên hoàn cảnh…) + Ẩn dụ (“vỗ cánh tung bay”- sự trưởng thành, vươn tới tầm cao, vượt lên hoàn cảnh…)
+ Câu hỏi tu từ: “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?”… + Câu hỏi tu từ: “Sao không thử một lần vỗ cánh tung bay?”…
– Tác dụng:
+ Là lời khuyến khích con người mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân… + Là lời khuyến khích con người mạnh dạn tự thử thách để trưởng thành, dũng cảm vượt lên giới hạn của bản thân…
+ Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm (thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả). + Làm cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm (thể hiện sự trăn trở, day dứt của tác giả).
Câu 4:
Qua văn bản trên, em đã rút ra được rất nhiều bài học quý giá cho bản thân mình, nhưng bài học mà em thấy tâm đắc nhất đó là: Sống trong hoàn cảnh tầm thường, trói buộc, con người có thể trở nên tầm thường, thiển cận, vô dụng, kém cỏi… Vì thế, phải biết thay đổi, cải tạo hoàn cảnh hoặc vượt lên hoàn cảnh để mình là chính mình. Con người cần khám phá, phát hiện những sở trường, năng lực vốn có của bản thân để phát huy nội lực, vươn tới tầm cao. Con người phải có khát vọng lớn lao, cần dũng cảm bước ra cuộc đời rộng lớn, chấp nhận thử thách để trưởng thành.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung