Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 (Lần 1)

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 trường THPT Nguyễn Duy Thì, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 (Lần 1) là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Hóa 12 cũng như tham khảo làm quen nhiều đề học sinh giỏi, chuẩn bị sẵn sàng cho các bài thi trong năm học. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 trường THPT Cẩm Thủy 1, Thanh Hóa năm học 2015 - 2016 (Vòng 2)

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 tỉnh Quảng Trị năm học 2015 - 2016

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀOTẠO

VĨNH PHÚC

ĐỀ THI THỬ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 12 THPT

NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1 (2 điểm):

a. Em hãy trình bày cách tráng một lớp bạc mỏng lên mặt trong một ống nghiệm. Nêu rõ hóa chất cần dùng và viết phương trình hóa học xẩy ra.

b. Cho biết bộ dụng cụ trong hình vẽ bên được sử dụng để điều chế chất nào trong số các chất: HNO3, N2O, N2? Hãy cho biết các hợp chất A, B tương ứng? Viết phương trình hóa học xẩy ra trong quá trình điều chế, nêu vai trò của chất C?

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 có đáp án

Câu 2 (2 điểm):

a. So sánh lực bazơ của các chất có vòng benzen sau: m-CH3C6H4NH2, p-CH3C6H4NH2, o-CH3C6H4NH2, p-O2NC6H4NH2, p-ClC6H4NH2. Giải thích?

b. So sánh lực axit của các chất sau: (CH3)3CCOOH; CH3CH=CHCH2COOH; CH3CH2CH=CHCOOH; (CH3)2CHCOOH;
CH2=CHCH2CH2COOH. Giải thích?

Câu 3 (4 điểm):

1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng dung dịch Ca(OH)2 dư để loại bỏ các khí độc sau đây ra khỏi không khí: Cl2, SO2, H2S, NO2.

2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:

a) Hoà tan CuS bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí Y không màu hoá nâu trong không khí. Cho X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch Z.

b) Cho Ag2S tác dụng với dung dịch NaCN thu được dung dịch T. Cho T tác dụng với Zn.

3. Cho các chất rắn riêng biệt: MgO, Al, Al2O3, BaO, Na2SO4 và (NH4)2SO4. Nếu chỉ dùng nước thì có thể phân biệt được bao nhiêu chất rắn. Trình bày cách phân biệt và viết phương trình hóa học xảy ra.

4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A gồm H2 và CO2. Nếu cũng m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thì thu được hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2, tỉ khối hơi của B đối với A là 3,6875.

Viết các phương trình phản ứng và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu

Câu 4 (1 điểm):

Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4 / H2SO4 loãng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.

b. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử.

Câu 5 (1 điểm):

Hỗn hợp D gồm etan, etilen, propin. Cho 12,24 gam D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, phản ứng xong thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác 4,256 lít D (đktc) phản ứng vừa đủ 140 ml dung dịch Br2 1M.

Tính số mol mỗi chất có trong 12,24 gam D.

Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Al = 27, K = 39, S = 32, Cl = 35,5; Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108, Ba = 137.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12

Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 có đáp án
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 có đáp án
Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 12 có đáp án

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 12

    Xem thêm