Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn

Đầu năm học đã đến, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt cho các bài kiểm tra, VnDoc.com xin giới thiệu đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn năm 2015 - 2016 trường THPT Thuận Thành số 1, Bắc Ninh có đáp án đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 năm 2012 - 2013 tỉnh Gia Lai

SỞ GD-ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC

Năm học 2015-2016

Môn văn lớp 12

Thời gian làm bài: 180 phút; không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

(1). Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn, trở về hồn ta cùng Huy Cận.

Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.

Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thưở trước.

(2). Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khinh bỉ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay, lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hòe phủ trên thi tứ. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.

(Hoài Thanh - Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

Câu 1: Đoạn trích trên viết về khuynh hướng văn học nào trong tiến trình văn học Việt Nam? - Chỉ rõ năm cụ thể (0.25 điểm)

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết sử dụng trong đoạn (2) của đoạn trích trên (0.5 điểm)

Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp (theo cấu trúc Chủ - Vị) trong ba câu sau:

"Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta. Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao đến thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước" (0.5 điểm)

Câu 4: Hãy chỉ ra ý nghĩa của biện pháp nói quá (phóng đại, cường điệu) thể hiện trong câu văn

Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. (0.25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:

Làng Quan họ quê tôi

Những ngày bom Mỹ dội

Quán đổ dưới gốc đa

Chín nhịp cầu đứt nối

Pháo lên núi Thiên Thai

Súng trường lên Quán Dốc

Loan phượng vẫn ăn xoài

Vườn xoan đào vẫn mọc

Em tiễn anh lên đường

Đứng bên bờ em hát

Muốn gửi đi theo anh

Cả dòng sông trong mát

Mẹ mang nước lên đồi

Yêu các con mẹ hát

Bao nhiêu máy bay rơi

Sau mái đầu tóc bạc ...

Thuyền thúng thuyền thúng ơi

Có ghé về tỉnh Bắc

Nghe tiếng hát quê tôi

Trên tầm bom đạn giặc

(Trích Làng Quan họ, Nguyễn Phan Hách, theo Tinh tuyển thơ Việt Nam 1945-1975, NXB KH&XHe, 1998)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0.25 điểm)

Câu 6: Nêu ra nội dung chính của đoạn thơ (0.5 điểm)

Câu 7: Hình ảnh "làng quê" và "con đường làng quê" trong đoạn trích trên được miêu tả bằng những chi tiết nào? Suy nghĩ của anh chị về những chi tiết đó. (0.5 điểm)

Câu 8: Cảm nhận của anh chị về "tiếng hát" xuyên suốt 3 khổ cuối của đoạn trích (0.25 điểm)

PHẦN 2: Làm Văn (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm):

"Cơ thể tật nguyền không đáng sợ. Điều đáng sợ hơn hết là trái tim tật nguyền" (Dẫn theo "Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn" – NXB tổng hợp HCM)

Anh chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên

Câu 2 (4 điểm): Phân tích nhân vật quản ngục trong truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận xét: "Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ". (Ngữ văn lớp 11 tập 1 - NXB Giáo dục, 2008)

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12 môn Ngữ văn

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1: Đoạn trích viết về khuynh hướng Thơ mới (1932 - 1945) (0.25 điểm)

Học sinh có thể trả lời là khuynh hướng thơ lãng mạn trong giai đoạn 1932 – 1945

Câu 2: Đoạn (2) sử dụng các phương thức liên kết sau:

- Phép điệp: ta, hồn...

- Phép nối: Sử dụng từ "nhưng" để nối với câu trước. Sử dụng "Thời trước" và "ngày nay" để nối nội dung hai câu với nhau . (0.25 điểm)

- Tác dụng của các phép liên kết: tăng hiệu quả lập luận cho đoạn trích, liên kết nội dung của các câu để hướng về nội dung: Tác giả cảm thấy băn khoăn về sự đổi mới thơ ca chưa được chấp nhận. (0.25)

Câu 3: Phân tích cấu trúc ngữ pháp các câu như sau:

- Câu "Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta"

Chủ ngữ: Trời thực trời mộng (cả là từ tình thái)

Vị ngữ: vẫn nao nao theo hồn ta.

- Câu: "Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và xôn xao đến thế".

Trạng ngữ: Chưa bao giờ (thực là từ tình thái)

Chủ Ngữ: thơ Việt Nam

Vị ngữ: buồn và nhất là xôn xao đến thế (nhất là, đến thế là từ tình thái)

(2 ý đầu 0.25 điểm)

- Câu: "Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cái bình yên thuở trước"

Chủ ngữ: Ta

Vị ngữ: mất luôn cái bình yên thuở trước (Trong đó cái bình yên thuở trước là bổ ngữ 1)

Bổ ngữ 2: lòng tự tôn (Được đảo lên trước, cùng là quan hệ từ) (0.25)

Câu 4: Cách nói "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi" là cách nói rất hình ảnh của Hoài Thanh. Qua cách nói này, Hoài Thanh muốn nói lên cái tôi của mỗi con người luôn là điều quan trọng, cao quý, chúng ta không thể thoát khỏi nó hay coi thường nó. Cái tôi làm nên con người mỗi chúng ta, cần phải biết giá trị của nó và làm nó trởnên cao quý hơn trong cuộc đời này (0.25 điểm)

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0.25 điểm)

Câu 6: Nội dung chính: Hình ảnh Làng quê vùng Kinh Bắc (Làng Quan họ) trong những năm tháng chiến tranh bị giặc phá hủy nhưng vượt lên trên tất cả là tinh thần dũng cảm, kiên cường chiến đấu của người dân nơi đây cùng với niềm lạc quan về một ngày mai thắng lợi. (0.5 điểm)

Câu 7: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng theo định hướng sau đây:

Hình ảnh làng quê được miêu tả bằng những chi tiết: Quán đổ dưới gốc đa, nhịp cầu đứt đôi, pháo trên núi, súng trên dốc, .... Đặc biệt là hình ảnh cô gái / người mẹ tiễn người con trai của làng ra mặt trận. Bên cạnh đó hình ảnh làng quê bị giặc ném bom tàn phá thể hiện hiện thực ác liệt của chiến tranh. Bên cạnh đó hình ảnh những chàng trai rời quê ra trận thể hiện tinh thần chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc (0.5 điểm)

Câu 8: Cảm nhận về tiếng hát (0.25 điểm)

- Trước hết tiếng hát là đặc trưng của quê hương quan họ, nuôi dưỡng tâm hồn các chàng trai cô gái quan họ.

- Tiếng hát là biểu hiện của sự lạc quan, niềm tin tưởng của một ngày mai chiến thắng.

Đánh giá bài viết
1 2.017
Sắp xếp theo

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12

Xem thêm