Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Sào Nam, Quảng Nam

Đề thi thử đại học lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Sào Nam, Quảng Nam có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh tự ôn tập kiến thức môn hóa, nhằm ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học khối A, B tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử đại học môn Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT SÀO NAM
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2014-2015
Môn thi: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề.

Học sinh nhớ ghi và tô mã đề thi Mã đề thi 485

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cr = 52; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Cl=35,5; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Số đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O tác dụng được với NaOH là

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 2: Thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng (ở điều kiện thường):

A. Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. B. Cho khí H2S vào bình chứa khí SO2.

C. Cho Li vào bình đựng khí N2 D. Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch kẽm sunfat.

Câu 3: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1,08 tấn cao su Buna là

A. 9,643 tấn. B. 15,625 tấn. C. 19,286 tấn. D. 3,24 tấn.

Câu 4: Oxi hoá 46,08 gam ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành ba phần bằng nhau:

Phần 1 tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1,0 M.

Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 7,168 lit H2 (đktc).

Phần 3 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag.

Biết hiệu suất phản ứng oxihoá ancol là 75 %. Giá trị của m là :

A. 86,4. B. 77,76. C. 120,96. D. 43,20.

Câu 5: Cho các dãy chuyển hóa

Vậy X2

A. ClH3NCH2COOH. B. ClH3NCH2COONa C. H2NCH2COOH. D. H2NCH2COONa.

Câu 6: Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a (M )và NaCl 0,5 (M) bằng dòng điện có cường độ không đổi 4A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dung dịch Y có pH=1 (Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch.; V dung dịch thay đổi không đáng kể). Giá trị của t là

A. 2895. B. 5790. C. 3377,5. D. 4825.

Câu 7: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,05 mol), vinylacetilen (0,04 mol), hidro (0,065 mol), và một ít bột Niken. Nung nóng bình một thời gian thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Biết m gam hỗn hợp khí X phản ứng tối đa với 14,88 gam brom trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 1,755. B. 2,457 C. 2,106. D. 1,95.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Cho axetilen cộng H2O (t°, xúc tác HgSO4, H2SO4) tạo ra CH3CHO

B. Các chất: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2 đều tham gia phản ứng tráng bạc .

C. Phenol ,anilin tác dụng với nước brom đều tạo kết tủa.

D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 9: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A. Toluen. B. Axetilen. C. Propen. D. Stiren.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm ba ancol cùng dãy đồng đẳng, thu được 9,408 lít khí CO2 (đktc) và 12,24 gam H2O. Giá trị của m là

A. 10,96. B. 9,44. C. 10,56. D. 14,72.

Câu 11: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn) vào dung dịch chứa 0,05 mol NaOH và 0,09 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 13,79 B. 17,73 C. 29,55 D. 15,76

Câu 12: Có thể phân biệt 3 bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử sau:

A. Không phân biệt được. B. Quì tím ẩm.

C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch phenolphtalein.

Câu 13: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đầy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí Oxi ?

A. Cách 2 hoặc Cách 3. B. Cách 3.

C. Cách 1. D. Cách 2.

Câu 14: Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Số electron và số nơtron của M3+

A. 26; 30. B. 23; 30. C. 24, 26. D. 23; 27.

Câu 15: Cho a gam Na vào 160 ml dung dịch gồm Fe2(SO4)3 0,125M và Al2(SO4)3 0,25M. Tách kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 5,24 gam chất rắn. Giá trị a nào sau đây là phù hợp?

A. 11,5. B. 9,2. C. 10,35. D. 9,43.

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

A. N2. B. NO. C. N2O. D. NO2.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp: Fe, S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư chỉ thu được 3,584 lít NO (đktc)và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:

A. 15.145 gam B. 18,355 gam C. 17,545 gam D. 19,945 gam

Câu 18: Đun nóng 24 gam axit axetic với 23 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 26,4 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 44%. B. 75%. C. 55%. D. 60%.

Câu 19: Một loại cao su lưu hoá chứa 1,78 % lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua -S-S-, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su

A. 54. B. 25. C. 52. D. 46.

Câu 20: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu. B. Xiđerit. C. hematit đỏ. D. manhetit.

Đáp án đề thi thử đại học môn Hóa

Đáp án mã đề 485

1 A11 D21 A31 A41 A
2 D12 B22 B32 D42 D
3 C13 B23 D33 A43 A
4 C14 B24 C34 D44 C
5 A15 B25 D35 B45 B
6 A16 A26 D36 B46 A
7 C17 C27 D37 A47 C
8 B18 B28 B38 A48 B
9 A19 C29 D39 C49 B
10 C20 D30 C40 D50 B
Đánh giá bài viết
1 2.482
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm