Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang lần 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn GDCD
VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 trường THPT Ngô Sĩ Liên - Bắc Giang lần 1. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh thử sức.
HOT Đáp án đề thi THPTQG môn GDCD 2019 được VnDoc.com cập nhật ngay sau khi hết thời gian làm bài tại đây: Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Giáo dục công dân
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) | ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 Năm học 2018 - 2019 Bài thi: GDCD 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Khi đạo đức trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng
A. sức ép của dư luận xã hội.
B. niềm tin của mọi người trong xã hội.
C. lương tâm của mỗi cá nhân.
D. sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Câu 2: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường ti ểu học thuộc các xã khó khăn trong huy ện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong
A. quản lí nguồn nhân lực.
B. thực hiện quyền lao động.
C. điều phối sản xuất.
D. thu hút đầu tư.
Câu 4: Anh G vay thêm tiền để mua xe ô tô vào thời điểm thuế nhập khẩu mặt hàng này đang giảm mạnh. Anh G đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?
A. Cung - cầu độc lập giá cả.
B. Cung - cầu loại trừ giá cả.
C. Giá cả tăng thì cầu giảm.
D. Giá cả giảm thì cầu tăng.
Câu 5: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản và sở hữu.
B. tài sản chung.
C. sở hữu.
D. nhân thân.
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Thước đo giá tr ị.
B. Quản lí sản xuất.
C. Tiền tệ thế giới.
D. Phương tiện cất trữ.
Câu 7: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Phổ biến pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Sửa đổi pháp luật.
D. Ban hành pháp luật.
Câu 8: Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 9: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và
A. giao dịch dân sự.
B. công vụ nhà nước.
C. trao đổi hàng hóa.
D. chuyển nhượng tài sản.
Câu 10: Sự biến đổi về lượng chỉ dẫn tới sự biến đổi về chất khi
A. lượng biến đổi trong giới hạn của độ.
B. lượng biến đổi đến điểm nút thì dừng lại.
C. lượng biến đổi đến điểm nút và tiếp tục biến đổi.
D. lượng biến đổi đồng thời chất cũng biến đổi.
Câu 11: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật c ủa mình là
A. trách nhiệm pháp lí.
B. thi hành nội quy.
C. tuân thủ quy chế.
D. thực thi đường lối.
Câu 12: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi chúng để tạo ra các sản phẩm
A. đo lường tỉ lệ lạm phát.
B. cân đối ngân sách quốc gia.
C. bảo mật các nguồn thu nhập.
D. phù hợp với nhu cầu của mình.
Câu 13: Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?
A. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.
C. Không có mặt này thì không có mặt kia.
D. Hai mặt đối lập hợp thành một khối thống nhất.
Câu 14: Anh, chị, em không được có hành vi như thế nào với nhau?
A. Giúp đỡ.
B. Lợi dụng.
C. Yêu thương.
D. Chăm sóc.
Câu 15: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật và hiện tượng khác là
A. độ.
B. điểm nút.
C. chất.
D. lượng.
Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không xuất phát từ
A. nền kinh tế tự nhiên.
B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.
C. điều kiện sản xuất khác nhau.
D. lợi ích kinh tế đối lập.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải
A. chịu trách nhiệm hình sự.
B. chịu khiếu nại vượt cấp.
C. hủy bỏ đơn tố cáo.
D. hủy bỏ mọi thông tin.
Câu 18: Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản
A. thừa kế của con.
B. bố mẹ cho con.
C. chung của vợ và chồng.
D. riêng của vợ hoặc chồng.
Câu 19: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh P đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.
Câu 20: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng, sản xuất và kinh doanh mở rộng thì lượng cung hàng hóa
A. tăng.
B. giữ nguyên.
C. giảm.
D. ổn định.
Câu 21: Y ếu tố giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất của cải vật chất là
A. sức lao động.
B. đối tượng lao động.
C. công cụ lao động.
D. tư liệu lao động.
Câu 22: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong những quy phạm pháp luật?
A. Quy phạm đạo đức phổ biến.
B. Thói quen con người.
C. Phong tục, tập quán.
D. Chuẩn mực xã hội.
Câu 23: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường?
A. Điều phối.
B. Thực hiện.
C. Thông tin.
D. Thanh toán.
Câu 24: Ông K chuyển từ sản xuất bánh kẹo sang chế biến hải sản đóng hộp là mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường nên thu được nhiều lợi nhuận. Ông K đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Tích cực thu hút ngân sách quốc gia.
B. Xóa bỏ sự phân hóa giàu - nghèo.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Bảo mật quy trình phân phối sản phẩm.
Câu 25: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 26: Em H là học sinh lớp 12, bố bị tai nạn qua đời, mẹ bị bệnh nặng. Hàng ngày ngoài giờ học em đi làm thêm, đồng thời chăm sóc mẹ và đứa em nhỏ của mình. Em H đã thực hiện đúng những nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình nào sau đây?
A. Bình đẳng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con.
B. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu.
C. Bình đẳng giữa cha mẹ và con, anh, chị em.
D. Bình đẳng giữa ông bà và cháu, anh, chị, em.
Câu 27: Hành vi nào dưới đây của công dân vi phạm pháp luật hành chính?
A. Buôn bán động vật trong danh mục cấm.
B. Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe mô tô.
C. Cố ý lây truyền HIV cho nhiều người.
D. Tổ chức đưa người ra nước ngoài trái phép.
Câu 28: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền
A. sử dụng hay bán.
B. bán hay cho thuê.
C. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
D. sở hữu, sử dụng, định đoạt.
Câu 29: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua
A. vị trí làm việc.
B. tìm việc làm.
C. thời gian làm việc.
D. mức lương.
Câu 30: Trong những câu dưới đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?
A. Chín quá hóa nẫu.
B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
C. Đánh bùn sang ao.
D. Có công mài sắt có ngày nên kim.
Câu 31: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung.
B. Có trách nhiệm chăm lo cho các con về thể chất và trí tuệ.
C. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của nhau.
D. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Câu 32: Mặc dù xe khách đã hết chỗ ngồi nhưng anh K là tài xế vẫn cho chị H cùng chồng là anh Q lên xe. Bị ép phải ngồi ghép ghế để nhường chỗ cho chị H, anh P là hành khách kịch liệt phản đối, đòi lại tiền vé và bị anh T phụ xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt. Do anh N không cho ngồi cùng ghế nên anh Q đã đấm vào mặt anh N. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Anh K, anh P và anh T.
B. Anh K, anh T, anh Q và anh N.
C. Anh T, anh P và anh Q.
D. Anh K, anh T và anh Q.
Câu 33: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Bà S, chị T và bà N.
B. Bà S, bà N và ông M.
C. Bà S, ông M và chị T.
D. Bà S, ông M, chị T và bà N.
Câu 34: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh K.
B. Anh T và anh H.
C. Anh H và anh K.
D. Anh N, anh T và anh H.
Câu 35: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Ông K, ông M và anh S.
B. Ông M và anh S.
C. Ông K và ông M.
D. Ông K, bà N và anh S.
Câu 36: Vì con trai là anh S kết hôn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị K vừa li hôn mang thai hộ. Phát hiện việc anh S sống chung như vợ chồng với chị K là do bà G sắp đặt, chị H vợ anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Bà G, anh S, chị H và chị K.
B. Bà G, chị K và anh S.
C. Bà G, anh C và chị H.
D. Bà G, anh S, bà T và chị H.
Câu 37: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông X, anh K và anh N.
B. Anh K, anh N và ông Q.
C. Ông X, anh N và ông Q.
D. Anh K, anh N và anh S.
Câu 38: Trên đường đến cơ quan bằng xe mô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh H đã va chạm với xe đạp điện do chị P là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị P bị thương nhẹ. Thấy anh H định bỏ đi, anh T là người chứng kiến sự việc đã đánh anh H chấn thương sọ não phải nhập viện điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Anh T và chị P.
B. Anh H, chị P và anh T.
C. Anh T và anh H.
D. Anh H và chị P.
Câu 39: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Bà S và ông K.
B. Anh H, bà S và ông K.
C. Anh H, bà S và chị M.
D. Anh H và ông K.
Câu 40: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh P, anh N và ông H.
B. Ông H và anh P.
C. Anh K và anh N.
D. Ông H, anh P và anh K.
Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD
Mã đề | Câu | Đáp án |
132 | 1 | D |
132 | 2 | D |
132 | 3 | B |
132 | 4 | D |
132 | 5 | D |
132 | 6 | B |
132 | 7 | A |
132 | 8 | B |
132 | 9 | B |
132 | 10 | C |
132 | 11 | A |
132 | 12 | D |
132 | 13 | D |
132 | 14 | B |
132 | 15 | C |
132 | 16 | A |
132 | 17 | A |
132 | 18 | D |
132 | 19 | B |
132 | 20 | A |
132 | 21 | A |
132 | 22 | A |
132 | 23 | C |
132 | 24 | C |
132 | 25 | B |
132 | 26 | C |
132 | 27 | B |
132 | 28 | C |
132 | 29 | B |
132 | 30 | C |
132 | 31 | B |
132 | 32 | D |
132 | 33 | B |
132 | 34 | A |
132 | 35 | C |
132 | 36 | C |
132 | 37 | A |
132 | 38 | D |
132 | 39 | D |
132 | 40 | B |