Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 2) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa hữu ích dành cho các bạn thí sinh, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2016. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THCS - THPT Đông Du, Đắk Lắk (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An
SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THCS – THPT ĐÔNG DU | THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 MÔN: HÓA HỌC Thời gian: 90 phút |
MÃ ĐỀ SỐ 367
Câu 1: Este nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?
A. Etyl propionat. B. Etyl axetat. C. Benzyl axetat. D. Isoamyl axetat.
Câu 2: Số đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C3H9N là
A. 8. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 3: Anđehit axetic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2 (xt: Ni,to); dd AgNO3/NH3,to; O2/to.
B. H2 (xt: Ni, to); CuO/to.
C. H2 (xt: Ni,to); dd AgNO3/NH3,to; CuO/to
D. Dung dịch AgNO3/NH3,to; CuO/to.
Câu 4: Anilin có công thức phân tử là:
A. C6H7N. B. C7H8N. C. C2H7N. D. C2H7NO2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam este X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C4H8O2. B. C4H6O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.
C. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi HNO3 đặc, nguội.
D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại
Câu 7: Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k)
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tăng nồng độ HI làm màu tím của hệ nhạt đi.
B. Nếu tăng nhiệt độ của bình phản ứng thấy màu tím của hệ đậm lên thì phản ứng thuận tỏa nhiệt.
C. Tăng dung tích của bình phản ứng làm cân bằng của hệ chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Thêm H2 vào bình làm cho tốc độ của phản ứng thuận giảm đi.
Câu 8: Cho dãy các chất và ion: Mg, F2, S, SO2, NH3, N2, O3, HCl, Cu2+ , Cl¯, Fe2O3. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 9: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Etylamin. B. Glyxin. C. Phenylamoni clorua. D. Anilin.
Câu 10: Cho dung dịch có chứa 9 gam glucozơ tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được m gam Ag kết tủa. Biết hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Giá trị của m là:
A. 5,4. B. 9,0. C. 21,6. D. 10,8.
Câu 11: Cho các nhiệt độ sôi: 100,7oC, 21oC, – 23oC, 78,3oC. Đó là nhiệt độ sôi tương ứng của:
A. HCOOH, CH3CHO, C2H5OH ,CH3OCH3.
B. HCOOH, CH3OCH3, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H5OH, CH3OCH3, CH3CHO, HCOOH.
D. HCOOH, CH3CHO, CH3OCH3, C2H5OH.
Câu 12: Axit nào sau đây tạo nên vị chua của giấm ăn?
A. Axit lactic. B. Axit axetic. C. Axit fomic. D. Axit oxalic.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học
1. C 2. C 3. A 4. A 5. C 6. A 7. B 8. C 9. A 10. D | 11. D 12. B 13. B 14. A 15. C 16. C 17. D 18. C 19. D 20. B | 21. B 22. D 23. A 24. D 25. B 26. D 27. B 28. A 29. D 30. C | 31. D 32. C 33. B 34. A 35. B 36. C 37. A 38. C 39. C 40. D | 41. B 42. D 43. D 44. D 45. B 46. D 47. A 48. A 49. C 50. B |