Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015

Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2015

Cập nhật đáp án đề thi 8 môn thi THPT Quốc gia năm 2015

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội là đề thi thử Quốc gia môn Hóa hay mà VnDoc muốn được gửi tới các bạn đang luyện thi đại học môn hóa, ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi Trung học phổ thông quốc gia môn Hóa sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2015 trường THPT Nông Cống 4, Thanh Hóa

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Tiếng Anh được tải nhiều nhất

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ 3
Môn: Hóa học
Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H: 1; Li: 7; C: 12; N: 14; O: 16; Na: 23;Mg: 24;Al: 27; S: 32; Cl: 35,5; K: 39; Ca: 40; Mn: 55; Fe: 56; Cu: 64; Zn: 65; Br: 80; Ba: 137; Ag: 108; Cs: 133

Câu 1: Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam đồng không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đktc) bay ra.(Giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là:

A. 4,2g và a = 1M. B. 4,8g và 2M. C. 1,0g và a = 1M D. 3,2g và 2M.

Câu 2: Loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn là phản ứng oxi hoá – khử?

A. Phản ứng trao đổi. B. Phản ứng hoá hợp. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng phân huỷ.

Câu 3: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 5,6 gam NaOH. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 39,40. B. 23,64. C. 15,76. D. 21,92.

Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng về chất béo:

(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(2) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.

(3) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.

(4) Các loại dầu thực vật và đầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(5) Các chất béo đều tan trong các dung dịch kiềm khi đun nóng.

A. 1 , 2 , 3 B. 1 , 2 , 3 , 5 C. 1 , 3 , 4 D. 1 , 3 , 5

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y. Cặp chất X, Y nào không thỏa mãn sơ đồ trên? (biết mỗi mũi tên là một phản ứng).

A. Al2O3 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2. C. Al(OH)3 và Al2O3. D. NaAlO2 và Al(OH)3.

Câu 6: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần: C2H5OH, CH3CHO, C6H5OH, H2O, CH3COOH:

A. C2H5OH, CH3CHO, C6H5OH, H2O, CH3COOH
B. C2H5OH, CH3CHO, C6H5OH, CH3COOH, H2O
C. CH3CHO, C2H5OH, H2O, CH3COOH, C6H5OH
D. CH3CHO, C2H5OH, C6H5OH, H2O, CH3COOH

Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua?

A. Al, Ba, Na B. Na, Ba, Mg C. Al, Mg, Fe D. Al, Mg, Na

Câu 8: X là một loại phân bón hoá học. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu hoá nâu trong không khí thoát ra. X là:

A. NH4NO3. B. (NH2)2CO. C. NaNO3. D. (NH4)2SO4.

Câu 9: Cho hỗn hợp gồm 0,14 mol Mg và 0,01 mol MgO phản ứng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được 0,448 lít (đktc) khí nitơ và dung dịch X. Khối lượng muối trong X là:

A. 23 gam. B. 24,5 gam. C. 22,2 gam. D. 20,8 gam.

Câu 10: Đun 24,44 gam hỗn hợp anlyl clorua và etyl bromua với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng hoàn toàn axit hóa bằng HNO3 rồi cho dung dịch AgNO3 dư vào thu được 43,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của anlyl clorua trong hỗn hợp gần với giá trị nào nhất:

A. 90% B. 38% C. 65% D. 56%

Câu 11: Cho 13,2 g este đơn chức no E tác dụng hết với 150 ml dung dịch NaOH 1M thu được 12,3 g muối. Xác định E:

A. HCOOCH3 B. CH3COOCH3 C. HCOOC2H5 D. CH3-COOC2H5

Câu 12: Nhỏ từ từ 3 V1 ml dung dịch Ba(OH)2 (dd X) vào V1 ml dung dịch Al2(SO4)3 (dd Y) thì phản ứng vừa đủ và ta thu được kết tủa lớn nhất là m gam. Nếu trộn V2 ml dung dịch X ở trên vào V1 ml dung dịch Y thì kết tủa thu được có khối lượng bằng 0,9m gam. So sánh tỉ lệ V2/V1 thấy:

A. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,55 B. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,25
C. V2/V1 = 2,7 hoặc V2/V1 = 3,75 D. V2/V1 = 2,5 hoặc V2/V1 = 3,55.

Câu 13: Cho biết bộ thí nghiệm điều chế Clo trong phòng thí nghiệm

Sơ đồ hóa học

Hãy cho biết hóa chất đựng trong mỗi bình tương ứng lần lượt là:

A. dd HCl, MnO2 rắn, dd NaCl, dd H2SO4 đặc B. dd NaCl, MnO2 rắn, dd HCl, dd H2SO4 đặc
C. dd HCl, dung dịch KMnO4, dd H2SO4 đặc, dd NaCl D. dd H2SO4 đặc, dd KMnO4, dd HCl, dd NaCl

Câu 14: Đun nóng 0,14 mol hỗn hợp A gồm hai peptit X (CxHyOzN4) và Y (CnHmO7Nt) với dung dịch NaOH vừa đủ chỉ thu được dung dịch chứa 0,28 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy m gam A trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 63,312 gam. Giá trị m gần nhất là:

A. 28. B. 34. C. 32. D. 18.

Câu 15: Chia m gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc). Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 5,12. B. 4,16. C. 2,08. D. 2,56.

Câu 16: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu ở dạng bột vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch Y và 12,08 gam chất rắn Z. Thêm NaOH dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 5,6. B. 4. C. 3,2. D. 7,2.

Câu 17: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân X,Y cân ở trạng thái thăng bằng. Cho 5 gam CaCO3 vào cốc X và 4,784 gam M2CO3 ( M: Kim loại kiềm ) vào cốc Y. Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn, cân trở lại vị trí thăng bằng. Xác định kim loại M?

A. Cs B. Na C. K D. Li

Câu 18: Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt Fe2O3 và Fe3O4?

A. dd H2SO4 loãng B. dd NaOH C. dd HNO3 D. dd HCl

Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục H2S vào dung dịch nước clo.

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím.

(c) Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Thêm H2SO4 loãng vào nước Javen.

(e) Đốt H2S trong oxi không khí.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là:

A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 20: Hoà tan 14,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và một muối cacbonat của kim loại M vào một lượng vừa đủ axit HCl 7,3% thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ MgCl2 trong Y là 6,028%. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chấy rắn. Giá trị của m bằng:

A. 7,6g B. 10,4g C. 8,0g D. 12,0g

Câu 21: Khi cho 534,6 gam xenlulozơ phản ứng với HNO3 đặc thu được 755,1 gam hỗn hợp A gồm hai sản phẩm hữu cơ trong đó có một chất là xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc nổ. Tách xenlulozơ trinitrat cho vào bình kín chân không dung tích không đổi 2 lít rồi cho nổ (sản phẩm chỉ gồm các chất khí CO, CO2, H2, N2). Sau đó đo thấy nhiệt độ bình là 300oC. Hỏi áp suất bình (atm) gần với giá trị nào sau đây nhất:

A. 150 B. 186 C. 155 D. 200

Câu 22: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

(a) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.

(b) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.

(d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm