Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 tỉnh Yên Bái

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Văn tỉnh Yên Bái

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 tỉnh Yên Bái cũng có cấu trúc tương đương đề thi THPT Quốc gia chính thức của Bộ GD&ĐT: gồm 8 câu đọc hiểu và 2 câu làm văn. VnDoc.com mời các bạn tham khảo và thử sức mình xem sao nhé!

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2016 tỉnh Yên Bái

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 Sở GD-ĐT Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2016 tỉnh Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
YÊN BÁI

(Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016

Môn thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Hùng vĩ thay, toàn thân đất nước
Tựa Trường Sơn, vươn tới Trường Sa
Từ Trà Cổ rừng dương đến Cà Mau rừng đước
Đỏ bình minh mặt sóng khơi xa

Đã qua, thuở âm u bóng giặc
Trắng khăn tang, tàn lụi cỏ cây
Đã qua, nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày! (...)

Tôi lại mơ... Trên Thái Bình Dương
Tổ quốc ta như một thiên đường
Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống
Của tự do, hy vọng, tình thương...

(Trích Vui thế, hôm nay... - Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0,25 điểm)

Câu 2. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào để làm rõ sự "hùng vĩ" của "toàn thân đất nước"? (0,25 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và phân tích ý tác dụng của biện pháp so sánh trong khổ thơ thứ hai. (0,5 điểm)

Câu 4. Hai dòng cuối của khổ thứ ba cho thấy những phẩm chất gì của con người Việt Nam? (0,5 điểm)

(Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Đọc đoạn văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

Về nước sau 10 năm học và sống ở Anh, chỉ ở vài ngày, anh bạn tôi đã phải thốt lên: "Toàn người ăn, người chơi thế này thì lấy ai xây dựng đất nước?". Vào lúc 8 - 9 giờ sáng, cao điểm nhất của giờ làm việc, nam thanh nữ tú ngồi là liệt, lướt điện thoại. Người gác chân thủng thẳng, người thẩn thơ gạt tàn thuốc, nhâm nhi cà phê... Đến chiều, cũng vào giờ hành chính, các quán cà phê vẫn cứ tấp nập người. Sau 16 giờ, các quán nhậu từ sang trọng đến bình dân đều đông nghẹt. Khách hàng trẻ người Việt đã trở thành "cỗ máy in tiền" cho các quán cà phê, đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim nhập ngoại. Thậm chí, những thương hiệu gà rán, đồ ăn nhanh mà bạn tôi nói rằng bên nước ngoài ế ẩm lắm thì vào Việt Nam lại trở thành hàng "hot". Người trẻ kéo nhau vào giết thời gian đồng thời thể hiện độ sành điệu.

Trong một cuộc giao lưu, với câu hỏi làm sao để trở nên giàu có của các bạn trẻ, chủ tịch một tập đoàn đa quốc gia chua chát trả lời rằng trước khi bàn đến những việc to tát, các bạn hãy dốc sức vào công việc nhỏ, hãy bớt thời gian ca phê, ăn nhậu, thời gian lên mạng vô bổ... Lười mà thích chơi sang. Sự lãng phí không chỉ chuyện những chai bia, điện thoại xin, xe đẹp mà rất nhiều người Việt đang phung phí cả những thứ quý giá nhất của đời người là thời gian, sức khỏe và trí tuệ.

(Theo Dantri.com.vn, ngày 38/03/2016)

Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của đoạn trích trên. (0,25 điểm)

Câu 6. Đoạn trích trên đã nhắc đến những điều đáng trách nào của một bộ phận giới trẻ? (0,5 điểm)

Câu 7. Trong đoạn trích, lời khuyên đưa ra cho những người trẻ tuổi muốn làm giàu là gì? (0,25 điểm)

Câu 8. Thế hệ trước đã đổ bao xương máu để "Tổ quốc ta như một thiên đường - Của muôn triệu anh hùng làm nên cuộc sống", vậy thế hệ trẻ hôm nay đã sống xứng đáng với những sự hi sinh đó hay chưa? (0,5 điểm) (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

Trong buổi chào cờ tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Phú Yên, tuy không thể hát, không thể nghe tiếng nhạc, nhưng tất cả các em học sinh khuyết tật tại đây đều hướng lên lá cờ Tổ quốc và thể hiện bài quốc ca hùng tráng bằng ngôn ngữ của riêng mình - ngôn ngữ kí hiệu của đôi tay.

(Theo 24h.com.vn, ngày 08/10/2015)

Từ câu chuyện trên, anh, chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước và ý chí vượt lên hoàn cảnh cảu con người trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm)

Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú nói:

- Khôn, việc nhà nó thu gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước. – Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng còng chùi mắt. – Đây rồi tao giao cuốn sổ gia đình cho chị em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua sông là hư hết. Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày.

Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dội lại trên cái ghe hèo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.

Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai...

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008)

Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 12

    Xem thêm