Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1) có đáp án là tài liệu ôn tập môn Địa hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do, giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN HUỆ

KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I

Môn: Địa lý – Lớp 12

Đề gồm 04 câu – Thời gian 180 phút

(Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: 2 điểm

a- Trình bày đặc điểm khí hậu của các đai: Nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi và giải thích sự thay đổi khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta?

b- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?

Câu 2: 3 điểm

a- Trình bày những thuận lợi, khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới và giải thích vì sao nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản?

b- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thế mạnh tự nhiên gì để phát triển các ngành kinh tế biển? Vì sao phải đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng này?

Câu 3: 2 điểm

a- Dựa vào Átlat Địa lý Việt Nam, kể tên các vườn quốc gia của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

b- Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?

Câu 4: 3 điểm

Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Ngành kinh tế

2005

2010

2012

2014

(Sơ bộ)

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

176 402

407 467

638 368

696 969

Công nghiệp và xây dựng

348 519

824 904

1 253 572

1 307 935

Dịch vụ

389 080

925 277

1 353 479

1 537 197

Tổng số

914 001

2 157 648

3 245 419

3 937 856

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014)

a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 2005-2014.

b- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta trong thời gian trên.

(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam trong thời gian làm bài)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu 1: 2 điểm

a. Đặc điểm khí hậu:

  • Đai nhiệt đới gió mùa:
    • Độ cao TB dưới 600 - 700m ở miền Bắc, lên đến 900 – 1000m ở miền Nam
    • Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C)
    • Độ ẩm thay đổi tùy nơi: Từ khô hạn đến ẩm ướt.
  • Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
    • Độ cao từ 600 – 700m đến 2600m (ở miền Bắc), từ 900 – 1000m đến 2600m (ở miền Nam)
    • Khí hậu mát mẻ,không có tháng nào nhiệt độ trên 250C
    • Mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
  • Đai ôn đới gió mùa trên núi:
    • Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
    • Khí hậu lạnh,quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C

* Nguyên nhân khí hậu nước ta thay đổi theo độ cao:

  • Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, trong đó có 15% diện tích lãnh thổ cao > 1000m; 1% diện tích lãnh thổ cao > 2000m.
  • Lượng mưa, độ ẩm không khí và nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao địa hình.

b. Diễn biến quá trình đô thị hóa ở nước ta:

  • Từ thế kỉ III trước Công nguyên có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa.
  • Thời kì phong kiến hình thành một số đô thị: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
  • Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng do công nghiệp chưa phát triển nên nhỏ bé, chức năng hành chính, quân sự là chủ yếu. Đến đầu thế kỉ XX mới hình thành một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định...
  • Từ 1945 – 1954: Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
  • Từ 1954 – 1975:
    • Các đô thị gắn với mục đích quân sự (ở miền Nam).
    • Đô thị hóa gắn với quá trình CNH trên cơ sở các đô thị đã có nhưng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
  • Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm và trình độ đô thị hóa còn thấp (d/c trình độ ĐTH thấp).

Câu 2: 3 điểm

a. Thuận lợi của nền nông nghiệp nhiệt đới:

  • Phát triển quan năm, có khả năng thâm canh, xen canh, gối vụ, tăng vụ...
  • Sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị hàng hóa cao và rất đa dạng.
  • Nền nông nghiệp có sự phân hóa sản xuất rất khác nhau giữa các vùng (khác nhau về lịch thời vụ, về hệ thống canh tác, về các sản phẩm đặc trưng...)
  • Các thuận lợi khác: ...

Khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới:

  • Hàng năm phải chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất.
  • Thị trường trong nước và quốc tế luôn có những biến động thất thường gây ảnh hưởng tới tổ chức, qui mô sản xuất và giá cả nông sản....

Nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản là do:

  • Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: (nhiệt độ và độ ẩm cao, khí hậu phân hóa đa dạng...)
  • Các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác (địa hình, đất đai, nguồn nước...) có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng lãnh thổ ...

b. Thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở DHNTB:

  • Nguồn lợi sinh vật biển phong phú và đa dạng, nhiều bãi tôm, bãi cá, có hai ngư trường trọng điểm (d/c cụ thể)
  • Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, bán đảo, bãi biển đẹp thuận lợi cho cả nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển đảo (d/c cụ thể)
  • Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu kín gió thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu, phát triển ngành hàng hải (d/c cụ thể)
  • Khoáng sản đa dạng như muối, cát, titan, dầu khí để phát triển ngành công nghiệp (d/c cụ thể)

* Lí do phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở DHNTB:

  • Vùng biển NTB có thế mạnh rất lớn để phát triển ngành khai thác hải sản xa bờ (biển sâu, rộng giàu tôm cá và các loại hải sản, có ngư trường lớn và xa bờ Hoàng Sa – trường Sa)
  • Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngư dân vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo, vừa bảo vệ và giữ gìn sự đa dạng sinh học ven bờ

Câu 3: 2 điểm

a. Các vườn quốc gia:

  • Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Cạn), Cúc Phương (Ninh Bình), Xuân Thủy (Nam Định)
  • Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Xuân Sơn (Phú Thọ), Hoàng Liên (Lào Cai, Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)

b. Phải giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta vì:

  • Sự đa dạng sinh học ở nước ta có ý nghĩa rất lớn: Đối với sản xuất, dịch vụ, đối với mục tiêu phát triển bền vững, đối với văn hóa .... (có thể cho một vài ví dụ cụ thể)
  • Đa dạng sinh học ở nước ta đang suy giảm nghiêm trọng và gây ra nhiều hậu quả cho con người và môi trường tự nhiên (d/c)

Câu 4: 3 điểm

a. Biểu đồ miền:

- Bảng cơ cấu GDP theo ngành kinh tế thời kì 2005-2014 (%)

Năm

Ngành kinh tế

2005

2010

2012

2014

(Sơ bộ)

Nông – Lâm – Ngư nghiệp

19,2

19,0

19,7

17,7

Công nghiệp và xây dựng

38,1

38,2

38,6

33,2

Dịch vụ

42,7

42,8

41,7

49,1

Tổng số

100

100

100

100

Vẽ biểu đồ yếu cầu đúng, đẹp và đầy đủ tên biểu đồ, chú giải

b. Nhận xét: Cơ cấu GDP theo ngành có sự thay đổi theo xu hướng:

  • Giảm tỉ trọng ngành Nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
  • Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhưng không ổn định. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP chậm.

* Giải thích nguyên nhân:

  • Do xu thế phát triển chung trên thế giới dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.
  • Do nền kinh tế nước ta đang đổi mới theo hướng CNH-HĐH.
Đánh giá bài viết
1 1.250
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm