Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên trường THPT Hoàng Hoa Thám

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên trường THPT Hoàng Hoa Thám gồm có 3 phần đó là Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học. Mỗi phần gồm có 40 câu trắc nghiệm và thời gian làm bài là 150 phút, có đáp án đi kèm để các bạn có thể so sánh kết quả và tìm ra lỗi sai trong bài làm của mình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - Đề số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên trường THPT chuyên Longoni Chelsea

TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - 2017

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài: 150 phút;

(Không kể thời gian giao đề)

MĐ: 132

I. PHẦN I. MÔN VẬT LÝ

Câu 1. Phương trình dao động của vật có dạng: x = Acos2(ωt + π/6) cm. Chọn kết luận đúng?

A. Vật dao động với biên độ A/2. B. Vật dao động với biên độ A.

C. Vật dao động với biên độ 2A. D. Vật dao động với pha ban đầu π/6.

Câu 2. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.

Câu 3. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng về vị trí biên là chuyển động

A. nhanh dần đều. B. chậm dần đều. C. nhanh dần. D. chậm dần.

Câu 4. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 5. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = 6cos(πt - π/2) cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t = 5(s), kể từ thời điểm gốc (t = 0) là?

A. 30cm. B. 15cm. C. 60cm. D. 90cm.

Câu 6. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì

A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

Câu 7. Một vật nhỏ khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy π2 = 10. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng

A. 8 N. B. 6 N. C. 4 N. D. 2 N.

Câu 8. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi?

A. Cùng pha với vận tốc. B. Sớm pha /2 so với vận tốc.

C. Ngược pha với vận tốc. D. Trễ pha /2 so với vận tốc.

Câu 9. Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động cùng tần số với tần số li độ là

A. vận tốc, gia tốc và cơ năng B. vận tốc, gia tốc và lực phục hồi

C. vận tốc, động năng và thế năng D. động năng, thế năng và lực phục hồi

Câu 10. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào

A. khối lượng quả nặng. B. vĩ độ địa lí. C. gia tốc trọng trường. D.chiều dài dây treo.

Câu 11: (Đề minh họa 2017) Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên có đáp án

Câu 12: (Đề minh họa 2017) Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A, ω là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là

A. (ωt +φ). B. ω. C. φ. D. ωt.

Câu 13: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là

A. chu kì dao động. B. chu kì riêng của dao động.

C. tần số dao động. D. tần số riêng của dao động.

Câu 14: (Đề minh họa 2017) Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng

A. 0,25π. B. 1,25π. C. 0,50π. D. 0,75π.

Câu 15: (Đề minh họa 2017) Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt − πx) (mm). Biên độ của sóng này là

A. 2 mm. B. 4 mm. C. π mm. D. 40π mm.

Câu 16: (Đề minh họa 2017) Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không. B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.

C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí. D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.

Câu 17: (Đề minh họa 2017) Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng

A. 10π Hz. B. 10 Hz. C. 20 Hz. D. 20π Hz.

Câu 18: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?

A. Độ đàn hồi của nguồn âm. B. Biên độ dao động của nguồn âm.

C. Tần số của nguồn âm. D. Đồ thị dao động của nguồn âm.

Câu 19: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có gắn vật m = 100g, độ cứng 25 N/m, lấy g = 10 m/s2. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình: x = 4cos(5πt + π/3)cm. Thời điểm lúc vật qua vị trí lò xo bị dãn 2cm lần đầu tiên là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên có đáp án

Câu 20: Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc là

A. 1s B. 2,2s C. 0,5s D. 2s

Mời các bạn tải về để xem bản đầy đủ.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm