Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có lời giải)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Địa lý
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý Sở GD&ĐT Hưng Yên (Có lời giải). Đề thi giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức, tích lũy kinh nghiệm giải đề hay, chuẩn bị tốt về mặt kiến thức và kỹ năng cho kì thi THPT Quốc gia đang đến gần.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý trường THPT thị xã Quảng Trị (Lần 2)
SỞ GD&ĐT TỈNH HƯNG YÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút ĐỀ SỐ 29/80 |
Câu 1: Cát trắng, nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu thuộc tỉnh:
A. Quảng Nam B. Bình Định C. Khánh Hòa D. Bình Thuận
Câu 2: Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là:
A. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn. B. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16°B. D. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16°B.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:
A. Sự hạ khí áp đột ngột
B. Sự chênh lệch nhiệt giữa ngày và đêm
C. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương
D. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm
Câu 4: Nhận định nào sau đây chưa chính xác về vị trí địa lí nước ta:
A. Nước ta nằm trong vành đai ôn đới
B. Nằm trong khu vực múi giờ số 7
C. Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mạng tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
D. Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới
Câu 5: Nguyên nhân gây mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ vào nửa sau mùa đông là do
A. Gió mùa Đông Bắc B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc
C. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan D. Gió mậu dịch nửa cầu Nam
Câu 6: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:
A. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20°C.
Câu 7: Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng đồi núi, trung du nước ta.
A. Mở rộng diện tích để chăn nuôi
B. Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày
C. Áp dụng hình thức canh tác nông- lâm kết hợp
D. Tích cực trồng cây lương thực.
Câu 8: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4,5 cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Campuchia?
A. Bình Phước. B. Đắc Nông. C. Tây Ninh. D. Quảng Trị.
Câu 9: Hạn chế nào không phải do hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam mang lại.
A. Việc bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ khó khăn
B. Khí hậu phân hóa phức tạp.
C. Khoáng sản nước ta đa dạng nhưng trữ lượng không lớn
D. Giao thông Bắc- Nam trắc trở
Câu 10: Vùng biển nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư...là vùng
A. Đặc quyền kinh tế B. Tiếp giáp lãnh hải C. Thềm lục địa D. Lãnh hải
Câu 11: Mưa phùn là loại mưa
A. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông
C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 12: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta (theo giá thực tế).
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm | 2005 | 2015 |
Nông nghiệp | 183342,4 | 637400 |
Lâm nghiệp | 9496,2 | 26600 |
Thủy sản | 63549,2 | 194400 |
Tổng | 256387,8 | 858400 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015,NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta là
A. Biểu đồ miền B. Biểu đồ cột đôi C. Biểu đồ cột chồng D. Biểu đồ tròn.
Câu 13: Điểm giống nhau chủ yếu giữa bán bình nguyên và đồi là đều:
A. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
B. được nâng lên chủ yếu trong vận động tân kiến tạo
C. được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ
D. có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan
Câu 14: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 12 cho biết trong các đảo sau của nước ta, đảo nào có Vườn Quốc Gia?
A. Lý Sơn B. Cù Lao Chàm C. Cồn Cỏ D. Cát Bà
Câu 15: Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động diện tích rừng qua một số năm.
Năm | 1943 | 1983 | 2003 | 2014 |
Tổng diện tích rừng | 14,3 | 7,2 | 12,7 | 13,7 |
Rừng tự nhiên | 14,3 | 6,8 | 10,2 | 10,1 |
Rừng trồng | 0,0 | 0,4 | 2,5 | 3,6 |
Độ che phủ (%) | 43 | 22 | 38 | 40,2 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015)
Nhận định đúng nhất là:
A. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
B. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn.
D. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
Câu 16: Biển Đông chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:
A. Cảnh quan ven biển B. Địa hình C. Sinh vật D. Khí hậu
Câu 17: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7 cho biết trong các cao nguyên dưới đây, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta
A. Mộc Châu B. Đồng Văn C. Di Linh D. Quản Bạ
Câu 18: Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí:
A. 23°23'B - 8°34'B và 102°09'Đ - 109°24'Đ
B. 23°23'B - 8°30'B và 102°10'Đ - 109°24'Đ
C. 23°20'B - 8°30'B và 102°10'Đ - 109°24'Đ
D. 23°23'B - 8°30'B và 102°10'Đ - 109°20'Đ
Câu 19: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do yếu tố nào quy định:
A. Vị trí gắn liền với lục địa Á - Âu B. Địa hình núi cao
C. Vị trí nội chí tuyến D. Vị trí nước ta nằm ở ven biển
Câu 20: Đất ở các đồng bằng ven biển miền Trung thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông là do:
A. Các đồng bằng này nằm ở ven biển
B. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng
C. Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Trên bề mặt đồng bằng không có sông.
Câu 21: Các nước có biên giới trên biển với nước ta là:
A. Trung Quốc, Philippin, Lào, Mianma, Malaysia, Brunây, Indonexia, Thái Lan
B. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Indonexia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Indonexia, Thái Lan
D. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia , Indonexia, Thái Lan
Câu 22: Đặc điểm chưa chính xác về khoáng sản nước ta là:
A. Phong phú đa dạng. B. Phân bố không đều C. Có trữ lượng lớn D. Tập trung ở Bắc Bộ
Câu 23: Dạng địa hình cánh cung quy tụ ở Tam Đảo mở rộng ra phía Bắc và Đông của vùng núi Đông Bắc làm cho khí hậu của vùng có đặc điểm:
A. Có đủ 3 đai phân hóa theo độ cao
B. Chặn gió mùa Đông Bắc
C. Hút gió mùa Đông Bắc làm cho vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước.
D. Làm giảm tính lạnh khô của gió mùa Đông Bắc.
Câu 24: "Địa hình núi đổ xô về mạn đông, có nhiều đỉnh cao trên 2000m, phía tây là các cao nguyên". Đó là đặc điểm của vùng:
A. Trường Sơn Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam D. Đông Bắc
Câu 25: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta từ 1997- 2015:
Năm | Diện tích (nghìn ha) | Sản lượng (nghìn tấn) | Năng suất(tạ ha) |
1997 | 7099,7 | 27288,7 | 38,8 |
1999 | 7653,6 | 31393,8 | 41,0 |
2001 | 7492,7 | 32108,4 | 42,9 |
2003 | 7452,2 | 34568,8 | 46,4 |
2005 | 7326,4 | 35790,8 | 48,9 |
2015 | 7820,1 | 45223,6 | 57,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa từ năm 1997 đến 2015 là:
A. Biểu đồ Miền B. Biểu đồ Tròn C. Biểu đồ Cột D. Biểu đồ Đường
Câu 26: So với các nước cùng vĩ độ, nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về:
A. Phát triển cây cà phê, cao su
B. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ quanh năm với các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới
C. Trồng được lúa, ngô, khoai
D. Trồng được các loại nho, cam, ô liu
Câu 27: Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa, là do:
A. Trong năm có hai mùa khô, mưa rõ rệt
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều
D. Mưa nhiều trên địa hình nhiều đồi núi có độ dốc lớn.
Câu 28: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6- 7, hãy cho biết hướng Tây Bắc - Đông Nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất ở:
A. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
C. Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc
D. Vùng núi Trường Sơn Nam và vùng núi Đông Bắc
Câu 29: Sự khác biệt cơ bản trong hướng sử dụng đất đai ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Khả năng cải tạo và mở rộng diện tích B. Khả năng thâm canh tăng vụ.
C. Kinh nghiệm và tập quán canh tác. D. Độ màu mỡ của đất trồng.
Câu 30: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích và sản lượng lúa cả năm từ 1990- 2015.
Năm | 1990 | 1995 | 1999 | 2003 | 2005 | 2015 |
Diện tích | 6,04 | 6,77 | 7,65 | 7,45 | 7,33 | 7,82 |
Sản lượng (triệu tấn) | 19,23 | 24,96 | 31,39 | 34,57 | 35,80 | 45,22 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Năng suất lúa của nước ta ở năm 1990 là (tạ/ha):
A. 31,93 B. 31,73 C. 31,83 D. 31,63
Câu 31: Chế độ nước sông ngòi theo mùa do:
A. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều
B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn
C. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều
D. Trong năm có hai mùa khô và mưa rõ rệt.
Câu 32: Ở duyên hải miền Trung, loại đất chủ yếu nào có thể cải tạo để trở thành đất nông nghiệp được:
A. Đất mặn. B. Đất bạc màu đồi trung du
C. Đất phèn. D. Đất cát.
Câu 33: " Địa thế cao ở hai đầu thấp trũng ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam". Đó là đặc điểm vùng núi nào.
A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc
Câu 34: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta.
A. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước
B. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí
C. Biển Đông làm tăng độ lạnh khô của gió mùa Đông Bắc.
D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
Câu 35: Hiện nay, rừng ngập mặn nước ta đang ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do:
A. Khai thác gỗ củi B. Chiến tranh
C. Khô hạn D. Phá rừng để nuôi tôm
Câu 36: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta:
A. Đất phèn B. Đất phù sa ngọt C. Đất Feralit. D. Đất mặn.
Câu 37: Dựa vào bảng số liệu sau
Địa điểm | Lượng mưa (mm) | Độ bốc hơi (mm) | Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội | 1676 | 989 | +687 |
Huế | 2868 | 1000 | +1868 |
Tp.Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | +245 |
(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB GD)
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là:
A. Huế có lượng mưa lớn, lượng bốc hơi lớn nên cân bằng ẩm lớn.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa đông
C. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
D. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
Câu 38: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6-7 hãy cho biết vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh nào
A. Nghệ An B. Thanh Hóa C. Phú Yên D. Đà Nẵng
Câu 39: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên dài khoảng:
A. 3260 km B. 2360 km C. 3200 km D. 2300 km
Câu 40: Tính chất nào sau đây không phải là đặc điểm của sông ngòi miền Trung:
A. Chế độ nước thất thường B. Lũ lên chậm xuống chậm
C. Lòng sông cạn và nhiều cồn cát D. Dòng sông ngắn và dốc.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Địa lý
1, C 2, D 3, C 4, A | 5, A 6, A 7, D 8, D | 9, C 10, B 11, D 12, D | 13, A 14, D 15, C 16, D | 17, C 18, A 19, C 20, B | 21, B 22, D 23, C 24, C | 25, D 26, B 27, B 28, A | 29, A 30, C 31, D 32, D | 33, A 34, C 35, D 36, C | 37, B 38, C 39, A 40, B |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 12:
Sử dụng kỹ năng nhận diện biểu đồ:
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của nước ta là biểu đồ tròn (biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu trong 2 năm)
Câu 25:
Sử dụng kĩ năng nhận diện biểu đồ: để thể hiện tốc độ tăng trưởng thì biểu đồ đường là thích hợp nhất
Câu 29:
Sự khác biệt cơ bản trong hướng sử dụng đất đai ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
Khả năng cải tạo và mở rộng diện tích vì
Đồng bằng sông Hồng khả năng mở rộng diện tích là rất hạn chế (chủ yếu do sức ép dân số)
Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều khả năng mở rộng diện tích nhờ cải tạo khu vực đất phèn, đất mặn, đất chưa sử dụng vào canh tác nông nghiệp.
Câu 30:
Áp dụng công thức tính năng suất = Sản lượng/ diện tích
Năng suất lúa nước ta năm 1990 là: 192,3 (triệu tạ)/ 6,04 (triệu ha) = 31,84 tạ/ ha