Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 2) gồm 40 câu, là một phần trong bài thi tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên. Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp quý thầy cô và các em hình dung được cấu trúc đề thi để ôn tập hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - Đề số 1
SỞ GD& ĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12 (BAN A+B) Ngày thi: 14/11/2016 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) | |
Mã đề thi 145 |
Câu 1: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3 B. 8 C. 4 D. 1
Câu 2: Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc -aminoaxit) mạch hở là:
A. 5 B. 4 C. 7 D. 6
Câu 3: Cho các nhận định sau:
(1) Alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(2) Axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.
(3) Lysin làm quỳ tím hóa xanh.
(4) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6
(5) Methionin là thuốc bổ thận.
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 4: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 5: Cho các chất sau
I. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
II. H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
III. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Chất nào là tripeptit?
A. III B. I C. II D. I, II
Câu 6: Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là:
A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.
C. glucozơ, glixerol, tinh bột D. fructozơ, saccarozơ, glixerol
Câu 7: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)? (H = 1, C = 12, O = 16, Cl = 35,5)
A. 17466 m3 B. 18385 m3 C. 2358 m3 D. 5580 m3
Câu 8: Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit thì ta thu được một hỗn hợp các chất đều có phản ứng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este có thể là ở đáp án nào sau đây?
A. H-COO-CH=CH-CH3 B. CH2=CH-COO-CH3
C. CH3-COO-CH=CH2 D. H-COO-CH2-CH=CH2
Câu 9: Để trung hòa 200 ml dung dịch aminoaxit 0,5 M cần 100 g dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 g muối khan. X có công thức cấu tạo (cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23):
A. (H2N)2CH-COOH B. H2N-CH2-CH(COOH)2
C. H2NCH(COOH)2 D. H2N-CH2-CH2-COOH
Câu 10: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Câu 11: Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 12: Để phân biệt glucozơ với etanal ta dùng cách nào sau đây?
A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng
C. thực hiện phản ứng tráng gương D. dùng dung dịch Br2
Câu 13: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với H = 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư tạo ra 500g kết tủa. Giá trị của m là: (C = 12; H = 1, O = 16; Ca = 40)
A. 720 B. 540 C. 1080 D. 600
Câu 14: Chọn câu sai:
A. xenlulozơ và tinh bột không phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3
B. tinh bột và xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức, tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch phức chất màu xanh lam
C. tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn
D. ở điều kiện thường, tinh bột và xenlulozơ là những chất rắn màu trắng không tan trong nước
Câu 15: Fructozơ không phản ứng được với:
A. dung dịch Br2. B. H2/Ni, to.
C. dung dịch AgNO3/NH3. D. Cu(OH)2.
Câu 16: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 17: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. tơ axetat, nilon-6,6, poli(vinylclorua) B. cao su, nilon-6,6; tơ nitron
C. nilon-6,6; tơ lapsan; thủy tinh Plexiglas D. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6
Câu 18: Đun nóng x gam hỗn hợp A gồm 2a mol tetra peptit mạch hở X và a mol tri peptit mạch hở Y với 550 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 45,5 gam muối khan của các amino axit đều có 1-COOH và 1-NH2 trong phân tử. Mặt khác thuỷ phân hoàn toàn x gam hỗn hợp A trên bằng dung dịch HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là? (cho C = 12, H = 1; O = 16, N = 14, Na = 23)
A. 56,125 B. 56,175 C. 46,275 D. 53,475
Câu 19: Các este có công thức C4H6O2 được tạo ra từ axit và ancol tương ứng có thể có công thức cấu tạo như thế nào?
A. CH2=CH-COO-CH3;H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-CH=CH-CH3
B. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2
C. CH2=CH-COO-CH3; H-COO-CH2-CH=CH2
D. CH2=CH-COO-CH3; CH3COO-CH=CH2; H-COO-CH2-CH=CH2; H-COO-C(CH3)=CH2.
Câu 20: Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.