Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Nhằm chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016, nhiều trường đã tổ chức thi thử để kiểm tra chất lượng ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học của học sinh lớp 12. VnDoc.com giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An

TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN

Mã đề 001

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng, không phản ứng được với Na là:

A. CH3COOH B. CH3COOCH3 C. HCOOH D. C6H5OH (phenol)

Câu 2: CH3COOC6H5 có tên gọi là:

A. Phenyl axetat B. metyl phenolat C. metyl benzoat D. benzylaxetat

Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại chất béo?

A. Glucozo B. Glixerol C. Tristearin D. Xenlulozo

Câu 4: Chất không bị thủy phân trong môi trường axit là:

A. Metyl axetat B. fructozo C. Tinh bột D. Saccacrozo

Câu 5: Chất tham gia phản ứng tráng gương là:

A. Glixerol B. etyl amin C. Saccarozo D. Fructozo

Câu 6: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Sục khí metyl amin vào dung dịch AlCl3.

B. Cho anilin vào dung dịch HCl.

C. Cho anilin vào dung dịch brom.

D. Cho phenylamoniclorua vào dung dịch brom.

Câu 7: Công thức của alanin là:

A. NH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH

C. NH2-CH2-CH2-COOH D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Metyl amin, đimetylamin, trimetylamin là những chất khí không màu, có mùi khai.

B. Metyl amin và etylamin đều là amin bậc I.

C. Anilin và alanin đều là chất lỏng, dễ tan trong nước.

D. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.

Câu 9: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. Tơ nilon-6 B. tơ visco C. tơ lapsan D. poli(metylmetacrylat)

Câu 10: Cho dãy các kim loại: Ag, Fe, Cu, Mg. Kim loại có tính khử mạnh nhất là:

A. Mg B. Fe C. Cu D.Ag

Câu 11: Phương trình hoá học nào sau đây sai?

A. 2Fe + 6HCl 2FeCl3 + 3H2

B. Al(OH)3 + 3HCl AlCl3 + 3H2O

C. Fe2O3 + 6HNO3 2Fe(NO3)3 + 3H2O

D. Cr + 2HCl CrCl2 + 2H2

Câu 12: Dãy gồm các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối tương ứng là:

A. Na, Fe, Cu B. Mg, Ag, Zn C. Ni, Fe, Zn D. Ba, Cu, Ag

Câu 13: Cho các chất sau: CH3COOH, CH3COOCH3, NH2CH2COOH, CH3COONH4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đun nóng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 14: Chất X có công thức C4H6O2, thủy phân hoàn toàn X trong môi trường kiềm thu được hai chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3COOCH=CH2 C. HCOOCH=CH-CH3

B. HCOOCH=CH-CH2 D. HCOOCH2-CH=CH2

Câu 15: Este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được hai muối là:

A. CH3COOC2H5 B. C6H5COOCH3

C. HCOO-CH2-C6H5 D. HCOOC6H5

Câu 16: Cho 400 ml dung dịch glucozo 0,5M phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 21,6 B. 32,4 C. 43,2 D. 48,6

Câu 17: Dãy gồm các chất đều phản ứng với Cu(OH)2 là:

A. Glixerol, glucozo, anbumin, anilin C. Glucozo, fructozo, alanin, saccarozo

B. Anbumin, glucozo, saccarozo, fructozo D. etylamin, etylaxetat, glucozo, saccarozo

Câu 18: Số amin bậc I có công thức phân tử C3H9N là

A. 2. B.3. C. 4. D.5.

Câu 19: Chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH vừa phản ứng với dung dịch HCl là:

A. H2N-CH2-COONa C. ClNH3-CH2COOH

B. CH3CH(NH2)-COOH D. C6H5NH3Cl

Câu 20: Cho 0,2 mol Glixin vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH tham gia phản ứng là

A. 0,50 mol. B. 0,65 mol. C. 0,35 mol. D. 0,55 mol.

Mời các bạn tải tài liệu về để xem file đầy đủ.

Đánh giá bài viết
1 695
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm