Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Thanh Miện, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Nhằm giúp các bạn học sinh ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học môn lý, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Thanh Miện, Hải Dương (Lần 1). Tài liệu này gồm 40 câu hỏi, có kèm theo đáp án, giúp các bạn tự luyện tập và kiểm tra kiến thức dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Số 1

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán trắc nghiệm trường THPT Thanh Miện, Hải Dương (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Vật lý trường THPT Thanh Miện, Hải Dương (Lần 1)

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG

TRƯỜNG THPT THANH MIỆN

ĐỀ THI THỬ THPTQG LẦN MỘT

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: Hoá học – Khối 12

Thời gian làm bài: 50 phút;

(Đề thi gồm 03 trang, 40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Ag = 108, Ba = 137.

Câu 1: Hãy cho biết điều kiện nào sau đây không có trong quá trình ăn mòn điện hóa?

A. Một trong hai điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly.

B. Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly.

C. Hai điện cực phải tiếp xúc với nhau (trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn).

D. Phải có hai điện cực (VD kim loại với kim loại Zn-Cu hoặc một kim loại - một phi kim. VD Fe-C).

Câu 2: Cho các polime sau: (1) PVC; (2) cao su isopren; (3) polistiren; (4) tơ visco; (5) cao su lưu hóa; (6) nhựa bakelit. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 3: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép không bị ăn mòn điện hoá học, người ta gắn vào vỏ tàu đó các tấm kim loại nào sau đây?

A. Cu. B. Zn. C. Ni. D. Ag.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về tính chất vật lý của polime?

A. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng.

B. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi.

C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.

D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền.

Câu 5: Điện phân 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2 M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 5 A, trong thời gian 19 phút 18 giây. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm m gam. Biết hiệu suất điện phân là 100 % , bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là

A. 6,76. B. 3,44. C. 3,056. D. 3,92.

Câu 6: Khi cho m gam một amino axit X tác dụng với NaOH dư thì có 0,1 mol NaOH đã phản ứng và tạo ra 9,7 gam muối. X là

A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. H2N-C3H6-COOH. D. H2N-C4H8-COOH.

Câu 7: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là

A. 27,75. B. 24,25. C. 26,25. D. 29,75.

Câu 8: Khi điện phân NaCl nóng chảy, qua trình xảy ra trên các điện cực là

A. Tại catot, xảy ra quá trình oxi hoá Na+. B. Tại catot, xảy ra quá trình khử Na+.

C. Tại anot, xảy ra quá trình oxi hoá Cl. D. Tại anot, xảy ra quá trình khử Na+.

Câu 9: Polime nào sau đây không phải là polime thiên nhiên?

A. Polietilen. B. Protein. C. Amilozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 10: Thổi một lượng hỗn hợp khí CO và H2 dư đi chậm qua một hỗn hợp đun nóng gồm Al2O3, CuO, Fe2O3, Fe3O4. Sau phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp rắn thu được là

A. Cu, Fe, Al2O3. B. Cu, FeO, Al. C. Cu, Fe3O4, Al2O3. D. Cu, Fe, Al.

Câu 11: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 150 B. 100. C. 200. D. 250.

Câu 12: Cho bột kẽm dư vào các dung dịch axit với cùng số mol axit, trường hợp cho thể tích khí (đkc) thoát ra nhiều nhất là

A. HNO3 đặc, nóng. B. HCl loãng. C. H2SO4 loãng. D. HNO3 loãng.

Câu 13: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại là

A. Cu, Fe, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 14: Khử 39,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và FeO bằng khí CO thu được hỗn hợp Y gồm FeO và Fe. Y tan vừa đủ trong 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,2M tạo ra 4,48 lít khí (đkc). Khối lượng của Fe2O3 và FeO trong X lần lượt là

A. 16 gam và 23,2 gam. B. 20 gam và 19,2 gam.

C. 32 gam và 7,2 gam. D. 18 gam và 21,2 gam.

Câu 15: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

A. 4,05. B. 2,70. C. 5,40. D. 1,35.

Câu 16: Lấy 8,76 gam Gly-Ala tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là

A. 0,1 lít. B. 0,12 lít. C. 0,24 lít. D. 0,06 lít.

Câu 17: Hỗn hợp M gồm hai chất CH3COOH và NH2CH2COOH. Để trung hoà m gam hỗn hợp M cần 100ml dung dịch HCl 1M. Toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng lại tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất CH3COOH và NH2CH2COOH trong hỗn hợp M lần lượt là (%)

A. 61,54 và 38,46. B. 72,80 và 27,20. C. 44,44 và 55,56. D. 40 và 60.

Câu 18: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Zn. B. Fe, Ca, Al. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Al.

Câu 19: Trong các polime sau, polime nào được dùng để tráng lên chảo, nồi để chống dính?

A. Teflon (politetrafloetilen). B. PE (polietilen).

C. PVC [poli(vinyl clorua)]. D. PVA [poli(vinyl axetat)].

Câu 20: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3

A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. Zn, Ni, Sn.

Câu 21: Khi nối thanh Fe với các kim loại sau: Zn, Al, Ni, Cu, Ag sau đó nhúng vào dung dịch H2SO4 loãng. Số trường hợp mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 22: Kim loại tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl cho cùng một muối là

A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Fe.

Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Mg, Fe, Zn, Na. B. Ni, Cu, Fe, Na. C. Fe, Cu, Mg, Ag. D. Cu, Ni, Pb, Fe.

Câu 24: Mệnh đề không đúng là

A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

B. Fe2+ oxi hoá được Cu.

C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.

Câu 25: Dãy các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4?

A. Na, Hg, Ni. B. Ba, Zn, Hg. C. Fe, Mg, Na. D. Mg, Al, Ag.

Câu 26: Có hai phản ứng xảy ra như sau: (1) Co + Ni2+ → Co2+ + Ni và (2) Zn + Co2+ → Zn2+ + Co. Trật tự tăng dần tính oxi hóa (từ trái sang phải) của các cặp oxi hóa/khử có liên quan đến hai phản ứng trên là

A. Zn2+/Zn Ni2+/Ni Co2+/Co. B. Zn2+/Zn Co2+/Co Ni2+/Ni.

C. Ni2+/Ni Co2+/Co Zn2+/Zn. D. Co2+/Co Zn2+/Zn Ni2+/Ni.

Câu 27: Cho từng chất: H2N-CH2-COOH, CH3-COOH, CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (t0). Số phản ứng xảy ra là

A. 6. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 28: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2M, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 30,18. B. 47,4. C. 12,96. D. 34,44.

Câu 29: Peptit được tạo bởi

A. Các amino axit. B. Amino axit và axit cacboxylic.

C. Axit cacboxylic và amin. D. Các α-amino axit.

Câu 30: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.

B. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit.

C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit.

D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Câu 31: Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,40. B. 12,80. C. 12,00. D. 16,53.

Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol tripeptit X (tạo từ amino axit mạch hở Y có chứa một nhóm – NH2 và một nhóm – COOH) thu được 4,032 lít CO2 (đkc) và 3,06 gam nước. Thuỷ phân hoàn toàn m gam X trong 100 ml dung dịch NaOH 2M, rồi cô cạn thu được 16,52 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 7,56. B. 6,93. C. 5,67. D. 9,24.

Câu 33: Cho các ion sau: Na+, Cu2+, Cl-, Ni2+. Khi điện phân dung dịch với điện cực trơ, ion không bị điện phân trong dung dịch là

A. Ag+. B. Cu2+. C. Cl-. D. Na+.

Câu 34: Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là

A. Amoniac có tính bazơ yếu hơn metylamin, nhưng tính bazơ của amoniac lại mạnh hơn phenylamin.

B. Glyxin cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch HCl dư lại thu được glyxin.

C. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy khá cao.

D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.

Câu 35: Đốt 0,2 mol kim loại M (hóa trị không đổi) trong khí O2 thu được 14,6 gam chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được V lít H2 và 27,2 gam muối. Giá trị của V là

A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,68.

Câu 36: Hỗn hợp X gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe tác dụng với 100 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch G và 8,12 gam chất rắn E gồm 3 kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (đkc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ mol Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là

A. 0,5M và 0,3M. B. 0,2M và 0,5M. C. 0,3M và 0,5M. D. 0,5M và 0,2M.

Câu 37: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là

A. 9,524%. B. 10,687%. C. 10,526%. D. 11,966%.

Câu 38: Cho hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao được hỗn hợp X gồm CO, CO2 và H2. Cho V lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí, hơi. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 11,2 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp X có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ. Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp X (đktc) là

A. 1,152 gam. B. 1,800 gam. C. 1,953 gam. D. 1,250 gam.

Câu 39: Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đkc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là

A. KCl. B. RbCl. C. NaCl. D. LiCl.

Câu 40: Cho luồng khí CO đi qua m gam Fe2O3 đun nóng, thu được 39,2 gam hỗn hợp gồm bốn chất rắn là sắt kim loại và ba oxit của nó, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hỗn hợp khí này hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong có dư, thì thu được 55 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 48. B. 40. C. 64. D. 46.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

A

11

B

21

C

31

A

2

D

12

C

22

A

32

D

3

B

13

C

23

D

33

D

4

D

14

C

24

B

34

B

5

D

15

B

25

C

35

C

6

A

16

B

26

B

36

A

7

C

17

C

27

D

37

C

8

B

18

D

28

B

38

C

9

A

19

A

29

D

39

A

10

A

20

D

30

D

40

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm