Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội (Lần 1) gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa có đáp án đi kèm, dành cho các bạn học sinh luyện đề, hệ thống kiến thức Hóa học, chuẩn bị tốt cho các kì thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học - Có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Lần 1)

TRƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH
HÀ NỘI
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2017
Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 203

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:............................................................................

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; K = 39; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag =108; Ba = 137; Br = 80.

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng về glyxin?

A. Điều kiện thường glyxin là chất lỏng, tan tốt trong H2O.

B. Dung dịch glyxin trong H2O làm đỏ quì tím.

C. Glyxin là chất lưỡng tính

D. Glyxin bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit.

Câu 2: Nhận xét nào sau về amin không đúng?

A. Metylamin và etylamin điều kiện thường là chất khí, có mùi khai giống amoniac.

B. Tính bazơ của benzylamin lớn hơn của anilin.

C. Anilin phản ứng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.

D. Anilin không tan trong H2O nhưng tan tốt trong dung dịch KOH.

Câu 3: Cho chất hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H12N2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ Y, còn lại là các chất vô cơ. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 4: Este nào sau được điều chế trực tiếp từ axit và ancol?

A. etyl axetat B. vinyl fomat C. phenyl axetat D. vinyl axetat

Câu 5: Trong các chất: saccarozơ; mantozơ, etyl fomat, fructozơ. Số chất khi phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa là?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam một este có công thức phân tử C4H8O2 bằng dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị lớn nhất của m là?

A. 6,8 B. 8,2 C. 9,6 D. 11

Câu 7: Amin X (có chứa vòng benzen) có công thức phân tử C7H9N. Số đồng phân của X là?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Nung nóng 81 gam Ca(HCO3)2 tới khối lượng không đổi thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?

A. 5,6. B. 33,6. C. 22,4. D. 11,2

Câu 9: Manhetit là quặng giàu sắt nhất nhưng hiếm có trong tự nhiên. Quặng manhetit chứa hợp chất sắt ở dạng:

A. Fe2O3. B. FeS2. C. FeCO3. D. Fe3O4.

Câu 10: Chất dùng cho phản ứng tráng gương soi, tráng ruột phích trong công nghiệp là?

A. saccarozơ B. xenlulozơ C. sorbitol D. glucozơ

Câu 11: Aminoaxit mà muối mononatri của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là?

A. axitglutamic B. valin C. lysin D. alanin

Câu 12: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là?

A. 3 B. 2 C. 1 D. 4

Câu 13: Cho quỳ tím vào các dung dịch chứa một trong các chất sau: CH3NH2, H2NCH2COOH, H2N[CH2]4CH(NH2)COOH, anilin (trong dung môi etanol). Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là?

A. 2 B. 1 C. 3 D. 4

Câu 14: Có các phản ứng sau:

  1. Fe3O4 + HCl 4. Ba(OH) 2 + Ca(HCO3)2
  2. Cl2 + KOH nhiệt độ phòng 5. Mg(HCO3)2 +Ca(OH)2
  3. Fe(NO3)2 + HCl 6. NO2 + NaOH

Trong các phản ứng trên, số phản ứng có thể tạo ra nhiều hơn một muối là

A. 6 B. 5 C. 3 D. 4

Câu 15. Chọn câu đúng

A. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch K2CO3 sẽ tạo ra kết tủa Fe2(CO3)3

B. Khi phản ứng với HNO3 một phân tử Fe3C nhường 13 electron

C. Cho AgNO3 tới dư vào dung dịch FeCl2 chỉ thu được kết tủa là AgCl

D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl sẽ xảy ra phản ứng oxi hóa khử

Câu 16. Một α-amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. X là?

A. valin. B. glyxin C. alanin D. axitglutamic.

Câu 17. X là một amin bậc 3, điều kiện thường ở thể khí. Lấy 7,08 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là

A. 10,73gam. B. 14,38gam. C. 12,82gam. D. 11,46gam.

Câu 18. Muốn tổng hợp 60 kg thủy tinh hữu cơ (poli(metyl metacrylat)) thì khối lượng axit và ancol tương ứng phải dùng lần lượt là (biết hiệu suất phản ứng este hóa và phản ứng trùng hợp lần lượt là 60% và 80%).

A. 107,5kg và 40kg B. 32,5kg và 20kg C. 85kg và 40kg. D. 85,5 kg và 41 kg

Câu 19: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là?

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 20: Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại là?

A. Tính khử. B. Dễ bị khử. C. Tính oxi hóa. D. Tính dẫn điện.

Câu 21: Nước cứng là nước có nhiều ion :

A. Ca2+, Mg2+. B. Na+, Ba2+. C. HCO3-. D. Cl- ,SO42-.

Câu 22: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm –OH kề nhau, cho dung dịch glucozơ tác dụng với

A. dung dịch nước brom B. dung dịch NaOH

C. dung dịch AgNO3 trong NH3 D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

a. Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.

b. Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.

c. Giàn khoan dầu làm bằng thép giữa biển khơi.

d. Cho thép vào dung dịch axit clohiđric.

e. Cầu Long Biên đứng giữa trời chịu mưa, nắng quanh năm.

Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối

B. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước

C. Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs

D. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1.

Câu 25: Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim đều được gây ra chủ yếu bởi?

A. khối lượng các nguyên tử kim loại B. các electron tự do trong tinh thể

C. bán kính nguyên tử các kim loại D. mật độ nguyên tử trong tinh thể

Câu 26: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A. H2N-[CH2]6-NH2 B. CH3-CH(NH2)-CH3

C. CH3-NH-CH2CH3 D. CH3-N(CH3)-CH2CH3

Câu 27: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do

A. phản ứng thủy phân protein B. sự đông tụ lipit

C. sự đông tụ protein D. phản ứng màu của protein

Câu 28. Hoà tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100ml dung dịch G. Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 3,42gam B. 2,7gam C. 2,16gam D. 3,24gam

Câu 29: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Biết rằng X là chất khí dùng nạp cho các bình cứu hỏa, Y là khoáng sản dùng để sản xuất vôi sống. Vậy Y, X, Z, T lần lượt là: Chú ý: mỗi mũi tên là một phản ứng.

A. CO2, CaC2, Na2CO3, NaHCO3. B. CaCO3, CO2, Na2CO3, NaHCO3.

C. CO2, CaO, NaHCO3, Na2CO3. D. CaCO3, CO2, NaHCO3, Na2CO3.

Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít khí (ở đktc). Cô cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan thì giá trị của m là:

A. 2,87 B. 4,29 C. 3,19 D. 3,87

Câu 31: Hòa tan hết hỗn hợp gồm 0,01 mol Cu2S, 0,04 mol FeCO3 và x mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít (đktc) hỗn hợp hai khí, trong đó có một khí màu nâu đỏ (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa muối sunfat trung hòa. Giá trị của V là?

A. 46,592. B. 51,072. C. 50,176. D. 47,488.

Câu 32. Chọn câu sai

A. Khi đun amilopectin với dung dịch H2SO4 loãng mạch polime bị phá vỡ

B. Một số polime có thể tham gia phản ứng cộng như một olefin

C. Khi đun PMM với dung dịch NaOH mạch polime bị phá vỡ

D. Từ CH4 cần ít nhất 3 phản ứng để điều chế PVC

Câu 33: Điện phân 1 lít dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và FeCl3 0,4M đến khi anot thoát ra 17,92 lít khí (đktc) thì dừng lại. Lấy catot ra khỏi bình điện phân, khuấy đều dung dịch để phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Giả thiết kim loại sinh ra đều bám lên catot, sản phẩm khử của N+5 (nếu có) là NO duy nhất. Giá trị (mX – mY) gần nhất với?

A. 92gam B. 102gam C. 99gam D. 91gam

Câu 34: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

A. 24,74 B. 38,04. C. 16,74 D. 25,10.

Câu 35: Một loại nước tự nhiên có chứa [Ca2+] = 4,5.10-4M; [HCO3-] = 3.10-4M, còn lại là ion Cl-. Để làm mềm loại nước này thường có 2 cách

  • Cách 1: Cho tác dụng với lượng vừa đủ Na2CO3
  • Cách 2: Cho tác dụng vừa đủ với CaO để loại bỏ phần nước cứng tạm thời rồi sau đó tác dụng vừa đủ với Na2CO3

Một nhà máy sản xuất nước sinh hoạt có công suất trung bình 100000 m3/1 ngày đêm, dùng nguồn nước trên để sản xuất nước sạch (giả thiết là nước mất hoàn toàn độ cứng) nếu sử dụng cách 2 thì 1 năm (365 ngày) nhà máy nước này sẽ tiết kiệm được so với cách 1 bao khoảng nhiêu tiền? (biết đơn giá Na2CO3: 6000đ/1kg; CaO; 1000đ/1kg)

A. 2117 triệu đồng B. 3176 triệu đồng C. 6044 triệu đồng D. 6657 triệu đồng

Câu 36. Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là?

A. 3,9gam B. 15,6gam C. 7,8gam D. 11,7gam

Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam muối?

A. 11,90. B. 21,40. C. 19,60. D. 18,64.

Câu 38: Nhỏ từ từ dung dịch đến dư Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch A chứa Al2(SO4)3 xM. Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa và số mol OH- được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học có đáp án

Nếu cho 100ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,2M và NaOH 0,3M vào 100ml dung dịch A thì khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu?

A. 5,44gam B. 4,66gam C. 5,70gam D. 6,22gam

Câu 39: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong bình kín, không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất rắn không tan Z và 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,80gam B. 6,96gam C. 8,04gam D. 7,28gam

Câu 40: Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tổng khối lượng m’ gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn m’ gam hỗn hợp peptit trên cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị đúng của m gần nhất với?

A. 7 B. 8 C. 10 D. 9

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1

C

11

A

21

A

31

B

2

D

12

B

22

D

32

C

3

A

13

A

23

C

33

C

4

A

14

B

24

D

34

A

5

B

15

B

25

B

35

B

6

C

16

C

26

C

36

C

7

B

17

D

27

C

37

D

8

C

18

A

28

A

38

A

9

D

19

D

29

B

39

C

10

D

20

A

30

B

40

D

Đánh giá bài viết
1 866
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm