Bài tập tổng hợp Ancol - Phenol
Các dạng bài tập ancol
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập tổng hợp Ancol - Phenol để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
CHUYÊN ĐỀ ANCOL - PHENOL
Dạng 1: Bài tập tìm công thức phân tử rượu phenol
Loại 1: Bài tập tự luận
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một rượu đơn chức A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy đi qua bình đưng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 14,2 gam đồng thời suất hiện 20 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của rượu A.
Đáp án hướng dẫn giải
Ta có nCaCO3 = 20/100 = 0,2 mol
CO2 + Ca(OH)2 →↓CaCO3 + H2O
0,2 0,2
m bình tăng = mCO2 + mH2O
=> 14,2 = 0,2.44 + mH2O
=> mH2O (A) = 5,4 gam => nH2O = 0,3 mol
BTNT ta có: nH (anCol) = 2nH2O (A) = 2.0,3 = 0,6 mol
Trong Ancol: nC:nH= 0,2:0,6 = 1:3
=> Ancol C2H6O
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam một rượu no đơn chức A cần vừa đủ 13,44 lít O2 (đktc). Xác định công thức phân tử của A.
Đáp án hướng dẫn giải
Vì A là rượu no đơn chức→A có dạng CnH2n+1OH
CnH2n+1OH + 3n/2 O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) nCO2 + (n+1)H2O
nO2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol
\(\begin{array}{l}\frac{9,21\;\;}{2n+2n+1+16+1}=\;0,6\times23n\;\\\rightarrow\;\frac{9,214}{n+18}=\frac{1,2}{3n\;\;}\\\rightarrow27,6n\;=\;16,8n+21,6\rightarrow n=2\end{array}\)
→CTPT của A: C2H5OH
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỷ khối của X so với H2 bằng 15. Công thức phân tử của X là
Đáp án hướng dẫn giải
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 + H2O (1)
0,02 ← 0,02
+) nCO2 = nCaCO3
+) Khối lượng bình tăng = mCO2+ mH2O = 1,24 gam
⇒ mH2O = 1,24−0,02.44 = 0,36 gam
nO = mX − (mC + mH)/16 = 0,02mol
nH = 2.nH2O ⇒
⇒nC : nH : nO = 0,02 : 0,04 : 0,02 = 1:2:1
Vậy CTĐGN của X là (CH2O)n
Do MX = 30 <=> 30n = 30 => n = 1. Vậy CTPT của X là CH2O
Bài 4: Đốt cháy hoán toàn 5,8 gam một chất hữu cơ A thì thu được 2,65gam xôđa; 2,25gam H2O và 12,1 gam CO2. Xác định công thức phân tử A biết A có một nguyên tử Na. (C6H5ONa).
Đáp án hướng dẫn giải
nNa2CO3 = 0,025 mol, nH2O = 0,125 mol, nCO2 = 0,275 mol
suy ra nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,025 + 0,275 = 0,3 mol , nH = 0,25 mol
nNa = 0,025.2 = 0,05 mol
Ta có mC + mH + mNa = 0,05.23 + 0,3.12 + 0,25.1 = 5 g
→ mO = 5,8 – 5 = 0,8 g → nO = 0,05 mol
nC : nH : nO : nNa = 0,3 : 0,25 : 0,05 : 0,05 = 6 : 5 : 1 :1
Vậy công thức đơn giản nhất của A là C6H5ONa
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,7 gam một hợp chất hữu cơ A phải dùng vừa hết 4,76 lít O2 (đktc). Sản phẩm chỉ có CO2 và H2O trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 5,9 gam
a. Xác định công thức đơn giản của A (C7H8O)
b. Xác định công thức phân tử của A biết khối lượng phân tử của A nhỏ hơn glucozo (C6H12O6)
c. Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của A biết A có vòng thơm (5 đồng phân)
d. Trong các đồng phân ở câu c đông phân nào có phản ứng với NaOH (3 đồng phân).
Đáp án hướng dẫn giải
A + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2 + H2O
nO2 = 4,76/22,4 = 0,2125 (mol)
=> mO2 = 0,2125.32 = 6,8 (g)
Bảo toàn khối lượng ta được: mA + mO2 = mCO2 + mH2O = 2,7 + 6,8 = 9,5 (g) (1)
Mặt khác ta có: mCO2 – mH2O = 5,9 (g) (2)
Giải hệ pt (1), (2) :
=> mCO2 = 7,7 (g) => nCO2 = 7,744 = 0,175 (mol) => mC = 0,175.12 = 2,1 (g)
=> mH2O = 1,8 (g) => nH2O = 1,818 = 0,1 (mol) => mH = 0,1.2 = 0,2 (g)
Hỗn hợp A có khối lượng là 2,7g=> mA = mC + mH + mO = 2,1 + 0,2 + mO = 2,7 (g)
=>mO = 0,4 (g) => nO = 0,025 (mol)
=> nC : nH : nO = 0,175 : 0,2 : 0,025 = 7 : 8 : 1
Công thức đơn giản nhất của A: C7H8O.
2. Mglucozo = 180
Gọi CTPT của A có dạng: (C7H8O)n => 108n <180 => n = 1
=> CTPT của A là: C7H8O.
4. Các chất phản ứng với Na là ancol hoặc phenol:
=> Các chất: A1, A2, A3, A4.
Các chất phản ứng với dung dịch NaOH là phenol:
=> Các chất: A1, A2, A3.
Loại 2: Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức X thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam nước. Công thức của X là:
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C3H5OH
Ta có: nCO2= 0,3 mol; nH2O= 0,45 mol
Ta thấy: nH2O > nCO2 → Ancol X là ancol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+2O (n≥1)
Ta có: nancol= nH2O- nCO2= 0,45- 0,3= 0,15 mol → n = nCO2 / nancol= 0,3/0,15 = 2
→Công thức phân tử của ancol là C2H6O hay C2H5OH.
Bài 2: Có một rượu đơn chức Y, khi đốt cháy Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết rằng: Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được rượu đơn chức. Công thức cấu tạo mạch hở của Y là:
A. CH3-CH2-OH
B. CH2=CH-CH2-CH2-OH
C. CH3-CH=CH-CH2-OH
D. CH2=CH-CH2-OH
Vì: +) Đốt Y tạo nCO2 = nH2O
+) Y phản ứng với H2 tạo ancol đơn chức
=> Y có dạng CnH2nO
Giả sử đốt 1 mol Y => nO2 = 4 => n + 2n/4 + 1/2 = 4 => n = 3
Do vậy, Y là CH2=CHCH2OH
Bài 3: Đề thi cao đẳng 2008: Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là
A. C3H8O2.
B. C4H10O2.
C. C2H6O.
D. C2H6O2
nCO2 : nH2O = 2 : 3 => n ancol = 3 - 2 = 1 mol
=> Số C của ancol = 2
Mà ancol đa chức => Ancol chỉ là C2H6O2
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 rượu no đơn chức liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng ta thu được 4,5 gam H2O và 3,36 lít CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử hai rượu
A. CH4O và C3H8O
B. C2H6O và C3H8O
C. C2H6O và CH4O
D. C4H10O và C3H8O
Bài 5: Một rượu X mạch hở, không làm mất màu nước brom. Để đốt cháy a lít hơi rượu X thì cần 2,5a lít oxi ở cùng điều kiện. Công thức cấu tạo của X là:
A. C2H4(OH)2
B. C3H6(OH)2
C. C3H7OH
D. C2H5OH
Rượu X mạch hở mà không làm mất màu Brôm
=> CnH2n+2Ox
a lít X => 2,5 lit O2
Phương trình phản ứng
CnH2n+2Ox + (3n+1 – x)/O2 → nCO2 + (n+1)H2O
Ta có
(3n+1−x)/2 =2,5→ 3n+1−x=5→n= 2, x= 2
=> C2H6O2
Bài 6: Một rượu no đơn chức A có % oxi theo khối lượng là 34,78%. Tìm công thức phân tử của rượu A
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. CH3OH
D. C4H9OH
Bài 7: Đề thi đại học khối A 2008: Khi phân tích thành phần một rượu (ancol) đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Gọi công thức của ancol đơn chức X là CxHyO → mC+ mH= 3,625.mO
→12x +y= 3,625.16=58
Do x, y >0 nên ta xét:
-Nếu x= 1 → y= 46 loại
-Nếu x= 2 → y= 34 loại
-Nếu x= 3→ y= 22 loại
-Nếu x= 4→ y= 10 ta có công thức ancol là C4H10O.
Các đồng phân ancol ứng với công thức C4H10O là:
CH3-CH2-CH2-CH2-OH
CH3-CH2-CH(OH)-CH3
(CH3)2CH-CH2-OH
(CH3)3C-OH
Vậy có tất cả 4 đồng phân.
CHUYÊN ĐỀ RƯỢU – PHÊNOL
Dạng 2: Phản ứng của rượu với kim loại kiềm
Loại I: Bài tập tự luận
Bài 1: Cho 3,7 gam một rượu đơn chức tác dụng với Na dư thu được 700 cm3 H2 (đo ở 27,30C và 0,88 atm). Xác định công thức tông quát và công thức câu tạo của rượu đó (C4H9OH).
Bài 2: Cho m gam rượu đơn chức X tác dụng với Na dư thì thu được 1,12 lít H2. Nếu đốt cháy lượng rượu trên thì cần vừa đủ 10,08 lít CO2 và tạo thành 6,72 lít CO2 các khí đều đo ở đktc
a. Tính m (6 gam)
b. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của X (C3H8O và có 2 rượu có công thức này)
Bài 3: Một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa (C, H, O). Khi hóa hơi 0,31gam A thì thu được thể tích bằng thể tích của 0,16 gam O2 trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Mặt khác cũng 0,31 gam A tác dụng với Na dư thì thu được 112 ml H2 (đktc). Tìm công thức phân tử của A (C2H6O2)
Bài 4: Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một rượu A thì thu được 9,24 gam CO2. Mặt khác khi cho 0,1 mol A tác dụng hoàn toàn với Na thi thu được 3,36 lít khí (đktc). Tìm công thức phân tử và gọi tên A (C3H5(OH)3)
Bài 5: X là rượu no, Khi dốt cháy hoàn toàn 1 mol X cần 3,5 mol O2. Mặt khác 1 mol X tác dụng hoàn toàn với Na thu được 1,5 mol O2. Tìm công thức phân tử của X (C3H8O)
Bài 6: Cho 0,05 mol một rượu A Tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít H2 (đktc). Nếu cho 7,6 gam rượu này tác dụng với K thì thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
a. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của rượu A. ĐS: C3H6(OH)2
b. Xác định công thức cấu tạo đúng của A biết A có phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam
Bài 7: Cho 11,95 gam hỗn hợp gồm ancol etylic và etylenglicol tác dụng hoàn toàn với Na dư thu được 3,64 lít H2 đktc. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp (0,125 mol C2H5OH và 0,1 mol C2H4(OH)2 0,1 mol)
Bài 8: Cho 15,2 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 4,48 lít khí H2 đktc. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hòa tan được 4,9 gam Cu(OH)2. Xác định công thức phân tử của rượu A (C3H7OH)
Bài 9: Cho 20,3 gam hỗn hợp glixerol và một rượu no đơn chức A tác dụng với Na thu được 5,04 lít khí H2 đktc. Mặt khác 8,12 gam A hoàn tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2
a. Xác định công thức phân tử của rượu A (C4H9OH)
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp (54,68% và 45,32%)
Bài 10: Cho A và B là hai rượu đơn chức, mạch hở. A là rượu no, B là rượu không no trong phân tử có một nối đôi. Cho hỗn hợp X gồm 3 gam A và 2,9 gam B tác dụng với Na dư sinh ra 1,12 lít khí H2 đktc
Xác định 2 rượu A và B (C3H7OH và CH2=CH-CH-CH2-OH)
Bài 11: Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức tác dụng hoàn toàn với Na dư thì thu được 3,36 lít khí H2 đktc.
a.Xác định công thức phân tử của hai rượu đó (C2H5OH và CH3OH)
b.Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ( 58,18% và 41,82%)
Bài 12: Đại học Nông Nghiệp -1998
Cho 2,84 gam hỗn 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với một lượng Na vừa đủ thì thu được 4,6 gam chất rắn và V lít khí (đktc)
a.Tính V (0,896 lít )
b.Xác định công thức phân tử 2 rượu trên (CH3OH và C2H5OH )
Bài 13: Đại học Nông Nghiệp I-2001
Hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Chia X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1:Đốt cháy hoàn toàn, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 7 gam kết tủa và bình đựng nước vôi tăng 5,24 gam .
- Phần 2: Tác dụng với Na dư thu được V lít H2 (ở 27,30C và 1,25 atm )
a.Xác định công thức pt và phần trăm mỗi rượu trong hỗn hợp (CH3OH:0,03 mol và C2H5OH: 0,02 mol)
Bài 14: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam một rượu A thu được 44 gam CO2 và 27 gam H2O
a.Cho 23 gam Na tác dụng với Na Tính thể tích khí thu được (đktc) :5,6 lít
b.Một hỗn hợp X gồm A và B một đồng đẳng của A có khối lượng là 18,8 gam tác dụng hoàn toàn với Na tạo ra 5,6 lít khí đktc .Xác định công thức phân tử của A và B và tính phần trăm mỗi rượu trong hỗn hợp (CH3OH :0,3 mol và C2H5OH : 0,2 mol)
Loại 2: Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 21,2 gam hỗn hợp hai rượu no đơn chức sinh ra 4,48 lít khí H2 đktc . Biết rượu này có số nguyên tử gấp đôi rượu kia. Công thức cấu tạo 2 rượu là:
A.CH3OH và C2H5OH
B.C2H5OH và C4H9OH
C.C3H7OH và C6H13OH
D.C4H9OH và C8H17OH
Bài 2: Cho 1,24 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thấy thoát ra 336ml H2 đktc. Khối lượng muối thu được là:
A.1,93 gam
B.2,93 gam
C.2,9 gam
D.1,47 gam
Bài 3: Cho 4,6 gam hỗn hợp gồm Rượu mêtylic và prôpylic (tỉ lệ số mol là 1:1) tác dụng hoàn toàn với Na thu được V lít khí. Giá tri của V là:
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 22,4 lít
D. 11,2 lít
Bài 4: Cho 2,84 gam một hỗn hợp hai rượu no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với một lượng Na vừa đủ, tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Xác định công thức phân tử của hai rượu trên.
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và C4H9OH
C. C3H5OH và C4H9OH
D. Các câu A, B, C đều sai
Bài 5: Cho natri kim loại tác dụng với 1,06 gam hỗn hợp hai rượu đồng đẳng liên tiếp của rượu metylic thấy thoát ra 224ml hiđro (đo ở đktc). Xác định công thức phân tử mỗi rượu.
A. CH3OH và C2H5OH
B. C2H5OH và C3H7OH
C. C4H9OH và C5H11OH
D. Kết quả khác
Bài 6: Cho 11 gam hỗn hợp 2 rượu no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng hết với Na thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo 2 rượu là:
A. CH3OH và C2H5OH
B. CH3OH và C3H7OH
C. C2H5OH và C3H7OH
D. C4H7OH và C5H11OH
Bài 7: Cho 9,2 gam hôn hợp 2 ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). B là ancol nào dưới đây?
A.CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H5OH
D. Đáp án khác
Bài 8: Cho 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,8 gam chất rắn và bao nhiêu lít hiđro (đktc)?
A. 1,12
B. 2,24
C. 3,36
D. 4,48
Bài 9: Cho 18,8 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Công thức phân tử của 2 ancol là:
A. C2H5OH và C3H7OH
B. C3H7OH và C4H9OH
C. CH3OH và C2H5OH
D. Đáp án khác
Bài 10: Đề thi cao đẳng 2008: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O, CH4O.
B. C3H6O, C4H8O.
C. C2H6O, C3H8O.
D. C2H6O2, C3H8O2
CHUYÊN ĐỀ RƯỢU –PHÊNOL
Dạng 3: Phản ứng tách nước của rượu và hợp nước của anken
Bài 1: Hydrat hóa 14,8 gam một rượu thì thu được 11,2 gam anken .Công thức tổng quát của rượu đó là
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. CH3OH
D.C4H9OH
Bài 2: Thực hiện phản ứng tách nước với một rượu đơn chức A ở điều kiện thích hợp sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất hữu cơ B (có tỉ khối hơi so với A bằng 1,6. Xác định công thức phân tử rượu A
A. C2H5OH
B. C4H9OH
C. CH3OH
D. C3H7OH
Bài 3: Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là
A. CH3OH
B. C2H5OH
C. C3H7OH
D. C4H9OH
Bài 4: Hydrat hóa 6 gam một rượu thì thu được 1.68 lít anken với hiệu suất phản ứng là 75% . Công thức tổng quát của rượu đó là:
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. CH3OH
D. C4H9OH
Bài 5: Hydrat hóa một rượu A chỉ thu được một anken duy nhất có tỉ khối so với Nitơ là 2 .Tên gọi của A
A.Etanol
B.Metanol
C.Propan -1-ol
D.Butan-1-ol
Bài 6: Rượu no đơn chức X mạch hở có tỉ khối với H2 là 37 .Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nung nóng ở 1800C .Thu dược 1 anken mạch thẳng duy nhất . X là
A.Etanol
B.2-metyl propanol-2
C.Propan -1-ol
D.Butan-1-ol
Bài 7: Đun nóng V ml rượu etylic 950 với H2SO4 đặc ở 1800C thu được 3,36 lít etilen đktc. Biết hiệu suất phản ứng là 60% và khối lượng riêng của rượu là 0,8 gam/ml .Giá trị của V là
A.10,18 ml
B.15,13 ml
C.8,19 ml
D.12 ml
Bài 8: Chia m gam hỗn hợp 2 rượu thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1:Đốt cháy hoàn toàn thu được 2,24 lít CO2 đktc
- Phần 2 : Hydrat hóa thì thu được hỗn hợp 2 anken .Nếu đốt cháy hoán toán 2 anken đó thì thu được bao nhiêu gam nước
A.0,36 gam
B.0,9 gam
C.0,54 gam
D.1,8 gam
Bài 9: Tách nước hoàn toàn một hỗn hợp rượu X ta thu được hỗn hợp Y gồm các anken .Nếu đốt cháy X thì thu được 1,76 gam CO2, còn khi đốt cháy Y thì khối lượng CO2 và H2O thu được là bao nhiêu
A.2,94 gam
B.2,48 gam
C.1,76 gam
D.2,76 gam
Bài 10: Đề thi đại học khối B 2008: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
A. C3H8O.
B. C2H6O.
C. CH4O.
D. C4H8O.
Bài 11: Đề thi đại học khối B 2008 : Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai rượu trên là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH.
D. C3H7OH và C4H9OH.
Bài 12: Đề thi cao đẳng 2008: Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 1.
B.3.
C. 4.
D. 2.
Bài 13: Đề thi đại học khối A 2008 : Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2
(hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
B. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).
D. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).
..............................
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Bài tập tổng hợp Ancol - Phenol. Bài viết đã gửi tới bạn đọc những bài tập tổng hợp Ancol - Phenol. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm Trắc nghiệm Hóa học 12...