Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 2) Có hướng dẫn giải chi tiết
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Lần 2) Có hướng dẫn giải chi tiết. Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Hóa học tại trường chuyên Phan Bội Châu tỉnh Nghệ An biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, tự đánh giá được năng lực học tập của chính mình để xác định việc chọn trường và có hướng ôn tập cho tốt.
ĐỀ THI THỬ LẦN 2 TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU – NGHỆ AN
Môn: HÓA HỌC – Năm: 2017
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1: Số chất hữu cơ mạch hở, đơn chức hầu như không tan trong nước có công thức phân tử C2H4O2 là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 2: Chất có mùi khai là
A. metylamin. B. metyl fomat. C. anilin D. glyxin
Câu 3: Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) có công thức cấu tạo là
A. HOOC[CH2]2CH(NH2)COONa. B. NaOOC[CH2]2CH(NH2)COONa.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH.
Câu 4: Polime được sử dụng làm chất dẻo là poli
A. (ure – fomanđehit). B. buta 1,3 đien.
C. acrilonitrin. D. etilen.
Câu 5: Kim loại thuộc nhóm IA là
A. Li B. Cu C. Ag D. H
Câu 6: Kim loại nhôm không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường do nhôm
A. hoạt động kém nên không tác dụng với oxi.
B. tác dụng với oxi của không khí tạo lớp màng oxit bên bảo vệ.
C. tác dụng với hơi nước tạo ra lớp hyđroxit nhôm bền bảo vệ.
D. tác dụng với nitơ mà không tác dụng với oxi của không khí.
Câu 7: Phát biểu đúng là
A. Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước.
C. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol.
Câu 8: Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4 là
A. CH2=CHCOOH. B. CH3CH2COOH.
C. CH3CH2CH2OH. D. CH3COOCH3.
Câu 9: Khí chủ yếu gây mưa axit là
A. CO và CH4. B. H2S và NH3.
C. SO2 và NO2. D. CH4 và CO2.
Câu 10: Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là
A. 144. B. 130. C. 102. D. 116.
Câu 11: Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. BaCO3 B. Al2O3 C. Al D. phenolphtalein.
Câu 12: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 25,0 ml dung dịch HCl 1,2M vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
A. 0,030. B. 0,020. C. 0,015. D. 0,010.
Câu 13: Cho tất cả các đồng phân cấu tạo, đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: dung dịch KOH; dung dịch KHCO3; dung dịch AgNO3/NH3, to; Ba. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Câu 14: Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. H2 (xúc tác Ni, t0).
C. CH3CHO. D. dung dịch AgNO3/NH3, t0.
Câu 15: Dung dịch chất A không làm quỳ tím đổi màu; dung dịch chất B làm quỳ tím hóa xanh. Trộn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất A và B tương ứng là
A. Ca(NO3)2 và K2CO3. B. NaNO3 và Na2CO3.
C. Ba(NO3)2 và Na2SO4. D. K2SO4 và CaCl2.
Câu 16: Thủy phân hoàn toàn 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y. Trung hoàn axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, x là
A. 25,92. B. 30,24. C. 34,56. D. 43,20.
Câu 17: Đun nóng 14,64 gam este E có công thức phân tử C7H6O2 cần dùng 80 gam dung dịch NaOH 12%. Cô cạn dung dịch được x gam muối khan. Giá trị của x là
A. 22,08. B. 28,08. C. 24,24. D. 25,82.
Câu 18: Có thể dùng chất NaOH khan để làm khô các chất khí
A. N2, NO2, CO, CH4. B. Cl2, O2, CO, H2.
C. NH3, O2, N2, H2. D. NH3, NO, CO2, H2S.
Câu 19: Hai chất có cùng khối lượng mol là
A. xenlulozơ và amilozơ. B. fructozơ và glucozơ.
C. saccarozơ và tristearin. D. glucozơ và amilopectin.
Câu 20: Tripanmitin là hợp chất hữu cơ thuộc loại
A. đa chức. B. polime.
C. protein. D. cacbohiđrat.
Câu 21: Hòa tan hết x gam kim loại R cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch A và 0,12 mol khí NO. Cô cạn dung dịch A thu được (2,5x + 8,49) gam muối khan. Kim loại R là
A. Cu. B. Mg. C. Ca. D. Zn.
Câu 22: Cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe3O4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với các chất: Cu, KOH, Br2, AgNO3, K2Cr2O7, MgSO4, Ca(NO3)2, Al. Số chất phản ứng được là
A. 6 B. 5 C. 7 D. 4
Câu 23: Dưới đây là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch khi điện phân 400ml (xem thể tích không đổi) dung dịch gồm KCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng I = 1,93A.
Giá trị của t trên đồ thị là
A. 3000. B. 1200. C. 1800. D. 3600.
Câu 24: Dãy có lực bazơ tăng dần theo thứ tự dãy là dãy
A. anilin, metylamin, amoniac. B. anilin, amoniac, metylamin.
C. amoniac, etylamin, anilin. D. etylamin, anilin, amoniac.
Câu 25: Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là
A. CnHnO2. B. CnH2n - 2O2 C. CnH2n + 2O2. D. CnH2nO2
Câu 26: Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt nên có thể được sử dụng làm kính ô tô, kính xây dựng. Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là poli
A. acrilonitrin. B. metyl metacrylat. C. etylen. D. vinylcolrua.
Câu 27: Thí nghiệm Fe chỉ bị ăn mòn hóa học là
A. đốt cháy dây Fe trong không khí khô.
B. cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3.
C. để mẫu gang lâu ngày trong không khí ẩm.
D. cho hợp kim Fe-Cu và dung dịch axit HCl.
Câu 28: Cho hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch KOH dư vào X thu được kết tủa Y. Kết tủa Y có
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)2 và Al(OH)3.
C. Fe(OH)3 và Al(OH)3. D. Fe(OH)3.
Câu 29: Các tơ sau đều là tơ tổng hợp
A. tơ tằm và sợi bông. B. tơ nilon-6,6 và nitron.
C. tơ nilon-6,6 và sợi bông. D. tơ visco và axetat.
Câu 30: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl và 0,15 mol CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nnug ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 23,3. B. 25,2. C. 24,9. D. 26,5.
Câu 31: Cho x mol Ca(OH)2 vào dung dịch A chứa Mg2+ (0,10 mol), Na+ (0,15 mol), Cl- (0,15 mol) và HCO3- thì dung dịch A không còn tính cứng. Giá trị tối thiểu của x là
A. 0,15. B. 0,10. C. 0,20. D. 0,25.
Câu 32: Tác KCl từ quặng sinvinit bằng phương pháp
A. kết tinh từ dung dịch bão hòa. B. dùng dung dịch AgNO3.
C. điện phân nóng chảy. D. chưng cất phân đoạn.
Câu 33: Cho 6,58 gam chất X tác dụng mãnh liệt với 100 gam H2O tạo ra dung dịch Y. Cho Y tác dụng với một lượng BaCl2 thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng và dung dịch Z. Cho Z tác dụng với kim loại Zn dư thu được 1,792 lít H2 (đktc) và dung dịch E. Nồng độ phần trăm của chất có trong phân tử khối lớn nhất trong dung dịch E là
A. 9,03%. B. 2,54%. C. 8,69%. D. 6,25%.
Câu 34: Hai chất A, B (đều đơn chức, đều có 53,33% oxi về khối lượng). Biết MA > MB và A, B đều tan được trong nước. Nhiệt độ sôi của A > 1000 C, của B < 00 C. Các chất A, B tương ứng là
A. HCOOCH3 và HCHO.
B. CH3COOH và HCHO.
C. CH3COOH và HCOOCH3.
D. HOCH2-CH=O và HO-CH2-CH2-COOH.
Câu 35: Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Al2O3 và Al trong 250,0 ml dung dịch NaOH 1,6M thu được dung dịch B và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 240,0ml hoặc 560,0 ml dung dịch HCl 1,25M vào dung dịch B đều thu được cùng một lượng kết tủa có khối lượng x gam. Giá trị gần nhất của x là
A. 8,4 B. 6,9 C. 9,1 D. 8,0
Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức A, B. Cho 0,05 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay hơi Y thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 4,56. B. 3,40. C. 5,84. D. 5,62.
Câu 37: Hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Cho 0,3 mol hỗn hợp A vào 300ml dung dịch NaOH 1M và KOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn B có khối lượng x gam và phần hơi chứa ancol D. Oxi hóa hết lượng D bằng CuO dư, đun nóng rồi cho sản phẩm tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3, thu được 77,76 gam Ag. Thêm CaO vào B rồi nung ở nhiệt độ cao, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (dE/H2 = 10,8). Giá trị của x là
A. 59,88. B. 61,24. C. 57,28. D. 56,46.
Câu 38: A là hỗn hợp gồm Mg và MgO (MgO chiếm 40% khối lượng). B là dung dịch gồm H2SO4 và NaNO3. Cho 6,0 gam A tan hoàn toàn vào B thu được dung dịch D (chỉ chứa 3 muối trung hòa) và hỗn hợp 2 khí (gồm khí X và 0,04 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào D, thu được 55,92 gam kết tủa. Biết D có khả năng tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,44 mol KOH. X là
A. N2O. B. N2 C. NO2. D. NO.
Câu 39: Cho hỗn hợp A gồm Al, Mg, Ag nặng 25,24 gam tác dụng vừa đủ với 525 gam dung dịch HNO3 30% thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2 và N2O có dB/H2 = 18 và dung dịch D chứa x gam muối. Cô cạn dung dịch D rồi nung chất rắn thu được đến khối lượng không đổi thu được y gam chất rắn (khan). Giá trị của (x – y) là
A. 128,88. B. 112,56. C. 154,12. D. 120,72.
Câu 40: Cho hỗn hợp A gồm X, Y là hai este đều mạch hở, không phân nhánh và không chứa nhóm chức khác (MX < MY). Khi đốt cháy X cũng như Y với lượng O2 vừa đủ thì số mol O2 đã phản ứng bằng số mol CO2 thu được. Đun nóng 30,24 gam hỗn hợp A (số mol X gấp 1,5 lần số mol Y) cần dùng 400ml dung dịch KOH 1M, thu được hỗn hợp B chứa 2 ancol và hỗn hợp D chứa 2 muối. Dẫn toàn bộ B qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 15,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp D cần dùng 0,42 mol O2. Tổng số nguyên tử có trong Y là
A. 21 B. 20 C. 22 D. 19
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học
1-C | 2-A | 3-C | 4-D | 5-A | 6-B | 7-F | 8-A | 9-C | 10-B |
11-A | 12-D | 13-A | 14-C | 15-A | 16-B | 17-A | 18-C | 19-B | 20-A |
21-D | 22-C | 23-A | 24-B | 25-D | 26-B | 27-A | 28-D | 29-B | 30-D |
31-B | 32-A | 33-C | 34-B | 35-D | 36-A | 37-A | 38-D | 39-D | 40-A |
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án C
chú ý "hầu như không tan trong nước" là ngôn ngữ quyết định ở đây. C2H4O2 có các đồng phân: HO-CH2-CHO (1); CH3COOH (2); HCOOCH3 (3). nhưng chính cái trên loại đi (1); (2) vì dễ tan trong nước (OH, -COOH có liên kết công hóa trị)
Câu 2: Đáp án A
Câu 3: Đáp án C
Câu 4: Đáp án D
Câu 5: Đáp án A
Câu 6: Đáp án B
Câu 7: Đáp án D
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án C
Câu 10: Đáp án B
HD: isoamyl axetat là este có mùi chuối chín; công thức: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 ⇄ CTPT: C7H14O2 ||→ M = 130.
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án D
Nhỏ từ từ từng giọt HCl nên quá trình xảy ra lần lượt theo thứ tự: H+ + CO32- → HCO3- || sau đó: H+ + HCO3- → CO2↑ + H2O. Thay số mol các chất vào ||→ nCO2 = 0,010 mol.
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về