Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 1 trường Yên Thế, Bắc Giang

Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 1 trường Yên Thế, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 1 trường Yên Thế, Bắc Giang được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để ôn thi THPT Quốc gia 2023 nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đề thi thử tốt nghiệp môn GDCD trường Yên thế

Câu 1. Trong thời gian cách ly y tế, do để quên đồ trong cốp xe nên chị V cùng chồng là anh P xuống tầng hầm của chung cư X để lấy đồ thì được anh H thành viên tổ công tác phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu đeo khẩu trang và sát khuẩn tay. Chẳng những không chấp hành mà vợ chồng chị V còn có thái độ chống đối, giật khẩu trang, hành hung anh H nên bị anh K tổ trưởng tổ công tác nhắc nhở và tát vào mặt của anh P. Do có mâu thuẫn với chị V nên anh T là nhân viên bảo vệ đã quay clip ghi lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai dưới đây vừa không tuân thủ vừa không thi hành pháp luật?

A. Chị V và anh P.

B. Anh P, chị V, anh T.

C. Anh P, anh H và anh K.

D. Chị V, anh P và anh K.

Câu 2. Bạn H, K. T là học sinh lớp 10 chở nhau trên một xe máy vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. H đã gọi điện cho chú G của mình là phó chủ tịch huyện nhờ can thiệp để cảnh sát giao thông không xử lý. Do có sự can thiệp nên Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt hành chính đối với K và T. Trong trường hợp này, những ai vi phạm nguyên tắc công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý?

A. Chú G và H.

B. Bạn H, K và T.

C. Cảnh sát giao thông và chú G.

D. Bạn H, chú G và cảnh sát giao thông.

Câu 3. Trong lớp học của em, có bạn được miễn hoặc giảm học phí; có bạn được lĩnh học bổng, còn bạn khác thì không. Điều này cho thấy, trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào

A. năng lực, nhu cầu và điều kiện của mỗi người.

B. điều kiện, khả năng và ý thức của mỗi người.

C. khả năng, hoàn cảnh và trách nhiệm của mỗi người.

D. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

Câu 4. Độ tuổi nào phạm tội được áp dụng nguyên tắc giáo dục là chủ yếu để họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội?

A. Từ 14 đến dưới 18 tuổi.

B. Đủ 15 đến dưới 18 tuổi.

C. Đủ 14 đến dưới 18 tuổi.

D. Đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Câu 5. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính hiệu lực bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 6. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có sự tham gia của cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 7. Người tham gia giao thông tuân thủ theo luật giao thông đường bộ là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân hành pháp luật.

Câu 8. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Từ chối nhận di sản thừa kế.

B. Lấn chiếm hè phố để kinh doanh.

C. Tổ chức mua bán nội tạng người.

D. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn.

Câu 9. Chị V đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường va chạm với xe máy của anh G đang lưu thông đúng luật khiến cả hai bị ngã xây sát nhẹ, xe máy của anh G bị hỏng nặng. Chị V đứng dậy và lao đến giữ anh G lại nhằm ăn vạ. Thấy chị V đang cố giữ anh G, anh M và X lao vào đánh anh G vì nhầm anh G là người có lỗi. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính và dân sự?

A. Chị V, anh G và M.

B. Anh M và anh X.

C. Chị V.

D. Chị V, anh M và X.

Câu 10. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K khi kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính kỉ luật nghiêm minh.

Câu 11. Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác ngăn lại và nói: Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm- sgk- GDCD 12 trang 30). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đẳng về quyền.

Câu 12. Là người kinh doanh, ông A luôn áp dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy, ông A đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tôn trọng pháp luật.

Câu 13. Cá nhân tổ chức áp dụng pháp luật là các cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định làm phát sinh chấm dứt hoặc thay đổi các

A. quyền và nghĩa vụ.

B. ý thức công dân.

C. Trách nhiệm pháp lí.

D. Nghĩa vụ công dân.

Câu 14. Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 15. Bị chị B đã đặt điều nói xấu, lăng mạ trên facebook nên chị A đã chặn đường đánh chị B bị thương nặng. Anh C thấy vậy liền ôm giữ chị A lại nhằm giúp chị B chạy thoát. Chị A và chị B chưa thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 16. Công chức, viên chức nhà nước vi phạm pháp luật kỉ luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Công khai danh tính người tố cáo.

B. Tìm hiểu quy trình tuyển dụng nhân sự.

C. Đề xuất người giám hộ bị can.

D. Theo dõi việc khôi phục hiện trường.

Câu 17. Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông K, ông M và anh S.

B. Ông K, bà N và anh S.

C. Ông K và ông M.

D. Ông M và anh S.

Câu 18. Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 19. Thực hiện pháp luật là hành vi

A. tự nguyện của mọi công dân.

B. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

C. tự giác của mọi tổ chức xã hội.

D. thiện chí của các cá nhân, tổ chức.

Câu 20. Vào giờ tan học buổi chiều, người ta thấy một cảnh sát giao thông yêu cầu 4 học sinh đang đi xe đạp phải dừng lại vì các học sinh này đã đi vào đường ngược chiều, Hai học sinh lớp 12 (17 tuổi) bị cảnh sát giao thông phạt tiền với mức phạt mỗi người là 100.000 đồng. Hai học sinh lớp 10 (15 tuổi) thì không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo bằng văn bản. Việc xử phạt của cảnh sát giao thông đối với 4 bạn học sinh đi xe đạp vào đường ngược chiều là thể hiện

A. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. công dân bình đẳng khi tham gia giao thông.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. vi phạm quyền bình đẳng trước pháp luật.

Câu 21. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý ?

A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.

B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.

D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi.

Câu 22. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội cho nên nó gắn liền với các

A. quy tắc bắt buộc chung.

B. quy tắc xử sự chung.

C. quy tắc xử sự riêng.

D. quy tắc bắt buộc riêng.

Câu 23. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

B. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

C. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo.

D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Câu 24. Văn bản đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để công dân hiểu và thực hiện đúng pháp luật là phản ảnh đặc trưng cơ bản nào?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 25. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. mọi công dân.

B. mọi cá nhân và tổ chức.

C. các cơ quan thi hành pháp luật.

D. Nhà nước.

Câu 26. Chị Q sử dụng vỉ hè để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 27. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Hành chính.

C. Hình sự.

D. Kỉ luật.

Câu 28. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình theo quy định của pháp luật là một trong những nội dung của khái niệm công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ.

B. quyền.

C. quyền và nghĩa vụ.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 29. Khi đo đất để cấp sổ đỏ cho nhà ông A, cán bộ địa chính xã H vì tư lợi nên đã đo lấn chiếm sang nhà ông N 10m đất. Gia đình ông N đã gửi đơn lên ông Q Chủ tịch UBND xã. Do trước đó đã nhận 50 triệu đồng từ phía ông A nên ông Q đã chỉ đạo cán bộ địa chính H sửa lại hồ sơ gốc nhằm cấp sổ đỏ cho gia đình ông D. Trong trường hợp này những ai có thể vừa vi phạm hình sự vừa vi phạm kỷ luật?

A. Ông A và anh H.

B. Ông Q và anh H.

C. Ông A và ông Q.

D. Ông A và ông Q và anh H

Câu 30. Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. ủy quyền giao nhận hàng hóa.

B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.

C. Thay đổi nội dung di chúc.

D. Thu hồi giấy phép kinh doanh.

Câu 31. Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp nộp chậm thuế, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này biểu hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. Bình đẳng về nghĩa vụ.

D. Bình đẳng trong kinh doanh.

Câu 32. Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung .

Câu 33. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh mục các bộ sách giáo khoa lớp 6 và lớp 2, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh H đã có văn bản chỉ đạo các trường THPT trên địa bàn tỉnh triển khai công tác lựa chọn sách theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính thực tiễn xã hội.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 34. Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 35. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là

A. các công dân vi phạm pháp luật như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

B. các công dân khi vi phạm pháp luật đều bị đưa ra xét xử.

C. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

D. người chưa thành niên vi phạm pháp luật sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 36. Đặc trưng nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 37. Do nghi ngờ chị M bịa đặt nói xấu mình nên chị P cùng em gái là chị O đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị M lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị M tức giận đã xông vào nhà chị P gây gổ và bị em trai chị P là G đánh gãy chân. Những ai dưới đây không tuân thủ pháp luật?

A. Chị P, G, vợ chồng chị M.

B. Chị P, chị O, chồng chị M, G.

C. Chị P, chị O, vợ chồng chị M.

D. Chị O, chị M, G.

Câu 38. Ba bạn H, G, L đều là học sinh lớp 12 và K mới 13 tuổi em trai của bạn L được chị M một người quen của bạn H rủ rê bán pháo nổ với những lời mời chào rất hấp dẫn. Bạn G nhất quyết không tham gia vì cho rằng như thế là phạm pháp, còn bạn H, bạn L và em K thì đồng ý ngay. Một hôm trong lúc bạn H, bạn L và em K vừa vận chuyển pháo nổ vào đến nhà kho của ông S thì bị công an phát hiện lập biên bản và đưa về trụ sở công an huyện để xử lý. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Chị M, ông S, bạn L và bạn H.

B. Chị M, ông S, bạn L và bạn G.

C. Bạn L, bạn H, ông S và em K.

D. Bạn H, bạn L và chị M.

Câu 39. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức

A. áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 40. Anh A và chị B cùng nhau đến UBND phường để xin đăng ký kết hôn. Anh H là cán bộ phòng tư pháp của phường, sau khi xem xét đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho 2 người. Các đối tượng trên đã thực hiện pháp luật thuộc hình thức nào?

A. A và B áp dụng pháp luật, H thi hành pháp luật.

B. A và B sử dụng pháp luật, H áp dụng pháp luật.

C. H áp dụng pháp luật, A và B tuân thủ pháp luật.

D. A và B thi hành pháp luật, H sử dụng pháp luật.

Đáp án đề thi thử tốt nghiệp môn GDCD trường Yên thế

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1A11A21B31A
2D12C22B32B
3D13A23D33A
4C14B24C34C
5C15C25D35C
6C16A26B36D
7C17C27A37B
8B18A28D38A
9C19B29B39C
10A20C30D40B

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2023 môn GDCD lần 1 trường Yên Thế, Bắc Giang. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn GDCD lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Thi THPT Quốc gia môn GDCD.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

    Xem thêm