Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 - 2021
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 - 2021 dưới đây nằm trong bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 - 2021
Đề luyện thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 Vòng 17 năm học 2020 - 2021
Bài 1. Em hãy giúp Hổ Vàng sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu hoặc thành phép tính phù hợp.
1. với/ mọi/ thân/ nhà./ thích/ chơi/ Gió
2. ương/ D/ ầm/ c
3. mơ/ xuân/ nở/ trắng/ rừng./ Ngày
4. giăng/ dày./ thành/ lũy/ sắt/ Núi
5. ở/ vót./ Bố/ tầng/ năm/ chót
6. bình./ hòa/ thu/ trăng/ Rừng/ rọi
7. H/ đ/ iện/ ại
8. đánh/ ta/ đá/ Tây./ cùng/ cây/ Rừng/núi
9. Đầu/ gọi/ trăng./ Dang/ tay/ gió/ đón/ gật
10. xuất/ quân./ Sư/ tử/ bàn/ chuyện
Bài 2. Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ (chú ý: có những ô chữ không ghép được với ô giữa)
Câu 1: Các từ hàng trên có thể ghép với từ “mặt” ở hàng giữa là:
tiền
khuôn
thương
khăn
thay,
gặp
Câu 2: Từ "mặt" có thể ghép được với các từ hàng dưới là
trời
mũi
bàn
nước
trăng
gió
Bài 3: Trắc nghiệm
Câu 1. từ nào chỉ đặc điểm trong câu: Hóa ra đó là một chú thỏ trắng mắt hồng.”
A. Hóa ra
B. Một chú thỏ
C. Trắng, hồng
D. Đó là
Câu 2. Mái nhà chung trong bài thơ “Mái nhà chung” là gì?
A. sóng xanh rập rình
B. Lợp nghìn lá biếc
C. Nghiêng giàn gấc đỏ
D. Là bầu trời xanh
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ:
Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành.”
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Lặp từ
D. So sánh và nhân hóa
Câu 4. Từ nào là từ chỉ hành động trong các từ sau:
A. Công viên
B. Thư viện
C. Đọc sách
D. Chăm ngoan
Câu 5. Từ nào chứa “bảo” có nghĩa là chỉ bảo cho biết điều hay lẽ phải?
A. Bảo mật
B. Bảo ban
C. Bảo vệ
D. Bảo lưu
Câu 6. Trong các từ sau, từ nào viết sai chính tả?
A. Chuyên cần
B. Trái cây
C. Trong trẻo
D. Trung thủy
Câu 7. bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “bằng gì”? “Mẹ tô môi bằng son đỏ Bà tô môi bằng trầu xanh.” (bà và mẹ)
A. Bằng son đỏ
B. Trầu xanh
C. Bằng son đỏ, bằng trầu xanh
D. Tô môi
Câu 8. từ nào chứa tiếng “chật” không có nghĩa là nhỏ, hẹp
A. Chật ních
B. Chật vật
C. Chật chội
D. Chật hẹp
Câu 9. chọn từ phù hợp điền vào chỗ trống
“Núi cao ngủ giữa ….. mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường.”
A. Chùm
B. Tầng
C. Chân
D. Chăn
Câu 10. Từ nào dưới đây khác với từ còn lại
A. Ăn tối
B. Ăn sáng
C. Ăn năn
D. Ăn trưa
Đáp án đề luyện vòng 17 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3
Bài 1. Em hãy giúp Hổ Vàng sắp xếp lại vị trí các ô trống để thành câu hoặc thành phép tính phù hợp.
1. Gió thích chơi thân với mọi nhà.
2. Dương cầm
3. Ngày xuân mơ nở trắng rừng.
4. Núi giăng thành lũy sắt dày.
5. Bố ở tầng năm chót vót.
6. Rừng thu trăng rọi hòa bình.
7. Hiện đại
8. Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
9. Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng.
10. Sư tử bàn chuyện xuất quân.
Bài 2. Em hãy giúp bạn Khỉ nối từng ô chữ thích hợp ở hàng trên với hàng giữa, ở hàng trên với hàng dưới để tạo thành từ (chú ý: có những ô chữ không ghép được với ô giữa)
Các từ đó là: tiền, khuôn, khăn, thay, gặp (tiền mặt, khuôn mặt, thay mặt, gặp mặt)
Bài 3: Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
C | B | B | C | B | D | C | B | D | C |
Đề luyện thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 Vòng 16 năm học 2020 - 2021
Bài 1. Em hãy giúp bạn Ngựa nối từng ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được câu đúng
Bài 2: Chuột vàng tài ba.
Em hãy giúp bạn Chuột nối các ô chứa từ, phép tính phù hợp vào các ô chủ đề.
Bài 3: Trắc nghiệm
Câu hỏi 1: Trong các từ sau, từ nào khác với các từ còn lại
A. Bóng rổ
B. Bóng đá
C. Bóng bàn
D. Bóng mây
Câu hỏi 2: Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “bằng gì?” trong câu sau”:?
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.”
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
A. Cha mẹ
B. Bằng gừng cay
C. Bằng gừng cay muối mặn
D. Tóc mẹ
Câu hỏi 3: Từ nào chỉ sự dứt khoát, không chút do dự?
A. Quả quyết
B. Định đoạt
C. Chí khí
D. Đắn đo
Câu hỏi 4: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ sau:
“Đứng cạnh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Nhân hóa và so sánh
D. Lặp từ
Câu hỏi 5: Trong các việc làm sau, việc nào không nhằm bảo vệ thiên nhiên?
A. Phủ xanh đất trống đồi trọc
B. Đắp đê ngăn lũ
C. Trồng cây gây rừng
D. Hái lộc đầu xuân
Câu hỏi 6: Trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”, tác giả đã ví sự vật nào giống mặt trời xanh?
A. Thảm cỏ
B. Lá chè
C. Lá cọ
D. Cánh đồng
Câu hỏi 7: Cái gì được Thạch Lam ví như thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát?
A. Hạt gạo
B. Cốm
C. Hạt thóc
D. Đất phù sa
Câu hỏi 8:
Nhà xanh lại đóng khố xanh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong
Là bánh gì?
A. Bánh gai
B. Bánh chưng
C. Bánh gối
D. Bánh rán
Câu hỏi 9: Quốc gia nào có diện tích nhỏ nhất thế giới?
A. Mô-na-cô
B. Đông Ti-mo
C. Van-ti-căng
D. Bru-nây
Câu hỏi 10: Ai là tác giả bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”?
A. Trần Đăng Khoa
B. Nguyễn Đình Thi
C. Định Hải
D. Nguyễn Viết Bình
Đáp án đề luyện vòng 16 Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3
Bài 1. Em hãy giúp bạn Ngựa nối từng ô chữ bên trái với ô chữ bên phải để được câu đúng
Thua keo này - bày keo khác
Khoai đất lạ - mạ đất quen
Nắng - chiếu trên tòa nhà
Thất bại - là mẹ thành công
Tiếng suối trong - như tiếng hát xa
Hoa bằng lăng - nở tím biếc
Con đường - uốn lượn như dải lụa
Hồ gươm - soi bóng tháp rùa
Nhai kĩ no lâu - cày sâu cuốc bẵm
Rễ cây - ngoằn ngoèo trên mặt đất
Bài 2: Chuột vàng tài ba.
Tên lễ hội: đua thuyền, trọi trâu, trung thu
Địa điểm diễn ra lễ hội: Đà Nẵng, Phú Thọ, Tây Nguyên, miền Nam,
Hoạt động trong lễ hội: đốt lửa trại, dâng hương, múa hát
Bài 3: Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
D | C | A | B | D | C | B | B | D | D |
Ngoài Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 năm 2020 - 2021 trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt!