Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề trắc nghiệm viên chức mầm non 2018

Đề thi chuyên môn nghiệp vụ mầm non

Mời quý thầy cô cùng các bạn độc giả tham khảo đề thi chính thức kỳ thi tuyển giáo viên mầm non năm 2018. Đây là bộ đề trắc nghiệm thi tuyển viên chức mầm non môn Chuyên môn nghiệp vụ - Mầm non. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

KỲ THI TUYỂN GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC

TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018

Đề thi: Chuyên môn, nghiệp vụ – Mầm non

Phần thi trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 30 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề thi có 03 trang)

Thí sinh trả lời vào Phiếu trả lời trắc nghiệm

Câu 1: Trẻ được xác định bắt đầu bị sốt khi nhiệt độ cơ thể trên:

A. 37oC

B. 39oC

C. 36.5oC

D. 38.5oC

Câu 2: Đâu không phải là môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời?

A. Bồn hao, cây cảnh, nơi trồng cây.

B. Đường đi trước cổng trường.

C. Khu vui chơi với đất, cát, sỏi, nước

D. Sân chơi và thiết bị chơi ngoài trời

Câu 3: Cách đề phòng trẻ bị thất lạc là:

A. Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ.

B. Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày. Bàn giao số trẻ khi giao ca.

C. Chỉ trả trẻ cho cha mẹ trẻ hoặc người lớn được ủy quyền. Cô phải ở lại lớp cho tới khi trả hết trẻ.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 4: Đâu không thuộc nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe trẻ mẫu giáo?

A. Biết vận động theo nhạc.

B. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

C. Giữ gìn sức khỏe và an toàn.

D. Nhận biết một số món ăn và ích lợi của chúng với sức khỏe.

Câu 5: Dấu hiệu nhận biết trẻ em béo phì là.

A. Trẻ tăng mạnh nhu cầu ăn.

B. Trẻ tăng cân đều hàng tháng.

C. Trẻ tăng cân nhanh, tăng nhiều so với bình thường, lớp mỡ dưới da dày.

D. Trẻ tăng nhanh chiều cao.

Câu 6: Có mấy nhóm phương pháp trong giáo dục mẫu giáo?

A. 4 nhóm

B. 6 nhóm

C. 5 nhóm

D. 3 nhóm

Câu 7: Một trong các nội dung của nhóm phương pháp nêu gương, đánh giá trong giáo dục mẫu giáo là:

A. Chê nhiều để trẻ cố gắng hơn.

B. Chỉ khen trẻ, tuyệt đối không được chê.

C. Phạt trẻ để làm gương cho các bạn.

D. Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính nhưng không được lạm dụng.

Câu 8: Bữa ăn chính của trẻ mẫu giáo cần mấy nhóm thực phẩm?

A. 4 nhóm

B. 3 nhóm

C. 5 nhóm

D. 6 nhóm

Câu 9: Một trong các mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo là:

A. Biết chơi các môn thể thao.

B. Tăng cân nhanh.

C. Khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.

D. Tăng chiều cao nhanh.

Câu 10: Chương trình mẫu giáo được thiết kế cho bao nhiêu tuần trong một năm học?

A. 6 tuần

B. 35 tuần

C. 37 tuần

D. 34 tuần

Câu 11: Nội dung đánh giá trẻ hằng ngày là:

A. Tình trạng sức khỏe của trẻ.

B. Kiến thức, kĩ năng của trẻ.

C. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 12: Vệ sinh lớp học, giáo viên cần quét nhà và lau nền nhà ít nhất mấy lần một ngày?

A. 4 lần

B. B. 3 lần

C. 2 lần

D. 5 lần

Câu 13: Trường hợp nào là nhiễm khuẩn hô hấp trên?

A. Viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

B. Viêm thanh quản, viêm phổi

C. Viêm khí quản, viêm phế quản

D. Viêm mũi, viêm amidan, viêm họng.

Câu 14: Trong khi tổ chức cho trẻ mẫu giáo ngủ trưa, gặp trường hợp trẻ trong thời gian đầu chưa quen với giấc ngủ thì giáo viên cần phải làm gì?

A. Không ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các trẻ khác nhưng cần giữ im lặng.

B. Cho trẻ ngồi xem tivi hoặc xem phim hoạt hình để giúp trẻ buồn ngủ.

C. Lấy đồ chơi cho trẻ chơi riêng một khu khác.

D. Thông báo cho cha mẹ trẻ đến đón trẻ về cho các bạn khác ngủ.

Câu 15: Trẻ mẫu giáo cần được khám sức khỏe định kì mấy lần trong một năm học?

A. 2 lần

B. B. 3 lần

C. 4 lần

D. 5 lần

Câu 16: Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là:

A. Hoạt động hát, múa.

B. Hoạt động trải nghiệm.

C. Hoạt động chơi.

D. Hoạt động nêu gương.

Câu 17: Trẻ mẫu giáo cần được uống khoảng bao nhiêu lít nước trong một ngày (bao gồm nước uống và ăn)?

A. 1,4 lít – 1,5 lít

B. B. 2,5 lít – 3,0 lít

C. 1,6 lít – 2,0 lít

D. 2,0 lít – 2,5 lít

Câu 18: Một trong những mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo là:

A. Biết làm thơ, làm văn

B. Có khả năng biết đọc sách

C. Có khả năng viết chữ

D. Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 19: Đâu không phải là nội dung phòng tránh điện giật cho trẻ?

A. Giáo dục trẻ không được nghịch, chọc vào các ổ điện.

B. Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ, luôn đậy nắp các ổ điện.

C. Cắt hết nguồn điện, không dùng đồ điện.

D. Khi thiết bị điện hở mát, không được sử dụng và có biện pháp xử lý ngay.

Câu 20: Thời gian hoạt động học của trẻ mẫu giáo được quy định khoảng bao nhiêu phút?

A. 30-40 phút

B. B. 60-70 phút

C. 40-50 phút

D. 50-60 phút

Câu 21: Cách chăm sóc trẻ bị nôn là:

A. Thu dọn chất nôn, lưu trữ chất nôn vào dụng cụ sạch, kín và báo với cán bộ y tế.

B. Đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy để phòng hít phải chất nôn gây ngạt.

C. Lau sạch chất nôn trên người trẻ, thay quần áo nếu cần.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 22: Trẻ bị sốt cao, sau khi uống thuốc hạ sốt thấy trẻ toát mồ hôi cần chăm sóc trẻ như thế nào?

A. Cho trẻ ngồi trước quạt đến khi ráo mồ hôi.

B. Thay ngay quần áo và dùng khăn lạnh lau khô da.

C. Thay ngay quần áo và dùng khăn ấm lau khô da.

D. Tắm ngay cho trẻ và lau khô da.

Câu 23: Cách phòng tránh vết thương cho trẻ do các vật sắc nhọn là:

A. Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ.

B. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh...khỏi nơi vui chơi.

C. Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật sắc nhọn.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 24: Nội dung chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ mẫu giáo là

A. Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.

B. Khám sức khỏe định kì. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng, chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.

C. Phòng chống các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 25: Trẻ bị ho gà thì thời gian cách ly ở nhà kể từ khi mắc bệnh là bao nhiêu ngày?

A. 20 ngày

B. 30 ngày

C. 40 ngày

D. 15 ngày

Câu 26: Giáo viên cần chăm sóc trẻ mẫu giáo ăn chậm, biếng ăn trong giờ ăn như thế nào?

A. Giúp trẻ xúc cơm và động viên cho trẻ ăn nhanh hơn.

B. Chia bớt khẩu phần ăn của trẻ và cho trẻ khác ăn nhanh hơn.

C. Dừng không cho trẻ ăn và báo cho phụ huynh.

D. Trẻ biết học tập và vui chơi hằng ngày.

Câu 27: Trẻ mẫu giáo học dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên nhằm mục đích gì?

A. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

B. Giúp trẻ lĩnh hội, củng cố và chính xác hóa các kiến thức, kĩ năng.

C. Trẻ thực hiện chế độ sinh hoạt đúng quy định.

D. Trẻ biết học tập và vui chơi hằng ngày.

Câu 28: Một trong những việc trẻ cần làm trước khi ăn là:

A. Uống nhiều nước.

B. Rửa tay sạch.

C. Uống nhiều sữa.

D. Đánh răng.

Câu 29: Mục tiêu của chương trình giáo dục mẫu giáo là:

A. Giúp trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ; giúp các gia đình trông giữ trẻ.

B. Giúp trẻ 3-6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào tiểu học.

C. Giúp trẻ hay ăn, không béo phì, không suy dinh dưỡng.

D. Giúp trẻ từ 1-6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học.

Câu 30: Nội dung thực hiện về sinh răng miệng cho trẻ mẫu giáo là:

A. Khám răng định kì để phát triển sớm răng sâu và chữa trị kịp thời.

B. Thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn.

C. Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình dạy trẻ chải răng ở nhà. Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt, nhất là kẹo, bánh ngọt.

D. Tất cả các phương án trên.

----------------------HẾT-----------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm