Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Linh An Lịch Sử Lớp 11

Diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á

Trình bày diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á

3
3 Câu trả lời
  • Phước Thịnh
    Phước Thịnh
    Giai đoạnQuốc gia khu vựcPhong trào đấu tranh tiêu biểu
    Giữa TK XIXNhật Bản

    - Năm 1868, Cuộc Duy Tân Minh Trị.

    Cuối TK XIX - đầu TK XXẤn Độ

    - 1857 - 1859: Khởi nghĩa Xipay.

    - 1885: Đảng Quốc Đại - chính đảng của giai cấp tư sản được thành lập.

    - 1885 - 1908: phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

    Trung Quốc

    - 1851 - 1864, khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc; Năm 1898, cuộc Duy Tân Mậu Tuất,… cuối cùng đều bị đán áp.

    - Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh.

    Đông Nam Á

    - Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

    + 1825 - 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của In-đô-nê-xi-a, điển hình là khởi nghĩa nông dân của Sa-min (1890).

    + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX với xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

    + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

    + Xiêm: vua Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp Xiêm giữ được nền độc lập.

    0 Trả lời 07/09/21
    • Bi
      Bi

      * Khoảng giữa thế kỉ XIX:

      - Ở Nhật Bản: năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành Duy Tân trên tất cả các lĩnh vực. Sau đó trở thành nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

      * Nửa sau thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

      - Ở Ấn Độ:

      + 1857 – 1859: Khởi nghĩa Xipay.

      + 1885: thành lập Đảng Quốc Đại, đưa giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị.

      + 1885 – 1908 : phong trào dân tộc chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ.

      - Ở Trung Quốc:

      + 1851 – 1898: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn(1/1/1851); cuộc Duy Tân Mậu Tuất(1898),… cuối cùng bị đán áp.

      + 1911: Cách mạng Tân Hợi thành công, lật đổ Triều đại Mãn Thanh

      - Ở các nước Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra mạnh mẽ và liên tục ở hầu khắp các nước:

      + 1825 – 1830: cuộc đấu tranh chống thực dân Hà lan của In-đô-nê-xi-a (KN nông dân của Sa-min)

      + Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỉ XIX.(xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan; xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.). Về sau chuyển sang đấu tranh chống Mĩ.

      + Từ nửa sau thế kỉ XIX: Phong trào đấu tranh chống thực dân và tình thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia diễn ra mạnh mẽ và đều giành được những thắng lợi nhất định.

      - Xiêm : Ra-ma V tiến hành cải cách năm 1892, giúp giữ được nền độc lập, tuy nhiên vẫn bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị vào các nước đế quốc.

      0 Trả lời 07/09/21
      • Bắp
        Bắp

        Diễn biến chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á

        0 Trả lời 07/09/21

        Lịch Sử

        Xem thêm