Đồng phạm là gì?

Đồng phạm là gì? Có những loại đồng phạm nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của VnDoc.com để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Đồng phạm là gì?

Vụ án đồng phạm là vụ án có nhiều người tham gia, vì vậy làm sao để xác định được những người đồng phạm cũng như xác định trách nhiệm hình sự của họ khi cùng tham gia thực hiện một tội phạm. VnDoc.com xin có một số phân tích về quy định pháp luật của đồng phạm. Được quy định tại điều 17 Bộ luật hình sự 2017

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý thực hiện một tội phạm

2. Những loại người đồng phạm (có 4 loại người đồng phạm)

Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: A là người đề ra kế hoạch đi cướp ngân hàng cho các đàn em của mình thực hiện.

Người thực hiện (người thực hành): là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Ví dụ: A,B,C tổ chức đi ăn trộm, A và B được phân canh gác cho C lẻn vào nhà lấy trộm đồ. Trường hợp này C là người thực hiện.

Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Ví dụ: A và B đang cãi lộn, C đứng cạnh hét lên “đánh chết nó đi”

Người giúp sức: là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Ví dụ: A mua dao giúp B và biết B có ý định dùng con dao làm hung khí giết người.

Trong một vụ án đồng phạm không phải lúc nào cũng có đủ 4 loại người đồng phạm nêu trên, một người có thể đóng nhiều vai trò đồng phạm. Ví dụ như người tổ chức có thể chính là người thực hiện hay vụ án chỉ có người tổ chức và người thực hiện mà không có người xúi giục, giúp sức.

Phạm tội có tổ chức: Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Nguyên tác chịu trách nhiệm hình sự: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung: tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Tức là dù không trực tiếp thực hiện tội phạm nhưng tất cả những người đồng phạm đều phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tội phạm do người thực hành gây ra. Nguyên tắc theo tính độc lập của trách nhiệm hình sự trong vụ án đồng phạm Luật Hình sự quy định mỗi người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chât, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục hỏi đáp thắc mắc trong mục tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
1 43
Sắp xếp theo

    Tài liệu Văn hóa và Giải trí

    Xem thêm