Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Thảo Phan Thị Kim Lịch Sử

Em hãy lấy một thành tựu tiêu biểu nhất ở nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc

  1. để giới thiệu với bạn bè các nước? Giải thích vì sao sản phẩm đó là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
  2. Chọn một câu chuyện (cổ tích, thần thoại,… có liên quan đến thời kỳ này) để kể với bạn bè quốc tế. Nêu ý nghĩa, tác dụng của câu chuyện em vừa kể.
3
3 Câu trả lời
  • Công chúa Tuyết
    Công chúa Tuyết

    - Thành tựu: trống đồng.

    - Ý nghĩa:

    + Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các lễ tế (như: lễ cầu mưa, lễ đưa ma); trong hội hè, múa hát…

    + Trống đồng là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh…; là vật tùy táng, chôn theo người chết

    + Trống đồng là sản phẩm kết tinh tinh thần lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt cổ.

    Trả lời hay
    12 Trả lời 17/02/23
    • Hoàng Hiếu
      Hoàng Hiếu

      cảm nhận đi bạn


      2 Trả lời 23/03/23
  • Cute phô mai que
    Cute phô mai que

    – Giới thiệu về Nỏ liên Châu:

    + Nỏ Liên Châu là vũ khí đặc sắc của nước Âu Lạc. Tương truyền, nỏ :iên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đều được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

    + Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dân Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần cho loại vũ khí “bảo bối” của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoặc gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

    + Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi.

    Trả lời hay
    4 Trả lời 17/02/23
    • Người Nhện
      Người Nhện

      MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY

      Một câu chuyện cười: Thầy giáo hỏi học sinh: “Ai đã đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương”. Học sinh sợ hãi đáp: “Dạ, không phải em ạ!”…

      Lẫy nỏ thần, vũ khí lợi hại mà thần Kim Quy trao cho Thục An Dương Vương đã bị Trọng Thủy đánh cắp. Tuy nhiên, nếu hỏi Trọng Thủy là ai thì có lẽ cả các giáo sư ngày nay cũng phải lúng túng chứ nói gì đến các em học sinh.

      Truyền thuyết kể Trọng Thủy là con trai của Triệu Đà đã cầu hôn con gái An Dương Vương là Mỵ Châu và xin ở rể. Họ Triệu đây là Triệu nào?

      Ở thành Cổ Loa trong am thờ Mỵ Châu nay có bài thơ đề trên bảng gỗ:

      Thành hoang khuất khúc xanh rì cỏ
      Việc cũ đau lòng biết hỏi ai?
      Tần Việt nhân duyên thành cập oán
      Non sông vận kiếp tới mày ngài
      Quyên kêu nước cũ trời sương muộn
      Trai nở dòng băng biển biếc hay
      Mờ mịt nỏ thần đâu biệt mất
      Rùa vàng lầm lỡ tới ai đây.

      Cụm từ “Nhân duyên Tần Việt” cho thấy Mỵ Châu là Việt, còn Trọng Thủy là Tần. Nhà Tần có họ Triệu, như Tần Thủy Hoàng tên Triệu Chính. Chuyện nhà Tần cho con trai đi ở rể trên đất Việt này là thế nào?

      Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn lời bình của Ngô Sĩ Liên khi nói tới chuyện Nhã Lang – Cảo Nương thời Triệu Quang Phục: Đàn bà gọi việc lấy chồng là “quy” thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong?

      Trong lịch sử nhà Tần thì chỉ có một chuyện “gửi rể” duy nhất là việc công tử Dị Nhân làm con tin ở đất Triệu, lấy nàng Triệu Cơ, thiếp của Lã Bất Vi… Câu chuyện Lã Bất Vi “buôn vua” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa này chỉ là sự bịa đặt bóp méo sự thực về nhân duyên Tần Việt của chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy ở Việt Nam.

      Nàng Triệu Cơ trong ngôn ngữ xưa được gọi là Châu Cơ. Như Đại Nam quốc sử diễn cakể:

      Bấy giờ gặp hội cường Tần
      Tằm ăn lá Bắc, toan lần cành Nam
      Châu Cơ muốn nặng túi tham
      Đồ Thư, Sử Lộc sai làm hai chi.

      Châu Cơ chính là nàng Mỵ Châu họ Cơ. Họ Cơ là họ của các vua Chu. Mỵ Châu là con gái vua Châu (Chu), rất rõ ràng.

      Trọng Thủy là công tử Dị Nhân – Doanh Tử Sở, cháu của Tần Chiêu Tương Vương, đi ở rể ở nước Chu, bị tráo đổi thành ở nước Triệu. Tần Chiêu Tương Vương, người đã diệt nhà Chu năm 256 TCN, mới là Triệu Đà trong Truyện Rùa Vàng. Năm này cũng là thời điểm được xem là Thục An Dương Vương đánh Hùng Vương. Sử Việt đã chép gộp hai sự kiện: việc Thục Phán – Cơ Phát phát động chư hầu diệt Ân Trụ Vương và việc Tần Chiêu Tương Vương đánh Chu Noãn Vương, vị vua cuối cùng của nhà Chu. Sự kiện đầu mở màn cho cơ nghiệp thiên tử của nhà Chu. Sự kiện sau kết thúc vương triều này của Trung Hoa, kéo dài gần 1000 năm.

      Ý nghĩa:

      Nó nhắc nhở về trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu quốc gia phải có ý thức cảnh giác đối với kẻ thù, có tầm nhìn xa rộng, quyết sách đúng đắn đối với vận mệnh của dân tộc. Trong quan hệ tình cảm, phải có cách giải quyết mối quan hệ riêng – chung đúng mực, có sự phân biệt rạch ròi giữa tình nhà và nợ nước.

      Trả lời hay
      2 Trả lời 17/02/23

      Lịch Sử

      Xem thêm