Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Bài tập môn GDCD lớp 7
Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 5: Yêu thương con người
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 8: Khoan dung
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?
Trả lời
Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.
Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ và một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống?
Trả lời
Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ :
- Quan tâm giúp đỡ bạn tiến bộ
- Gần gũi, yêu mến với tất cả các bạn
- Học tập vui chơi với các bạn một cách thoải mái không phân biệt nhà giàu hay nhà nghèo.
Một số biểu hiện trái với đoàn kết, tương trợ:
- Chia bè chia phái
- Chỉ với với những bạn học giỏi, còn bạn học dốt thì không chơi
Bài tập 3: Theo em, vì sao chúng ta phải đoàn kết, tương trợ?
Trả lời
Vì trong cuộc sống, học tập, lao động, vui chơi giải trí…, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
Bài tập 4: Em hãy nhận xét việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn?
Trả lời
Việc thực hiện đoàn kết, tương trợ của bản thân và các bạn trong lớp em được thực hiện khá tốt: Trong lớp các bạn giúp đỡ nhau học tập, bạn nào giỏi chỉ bảo,hướng dẫn cho bạn chưa biết. Các hoạt động đoàn trường tổ chức, lớp em đều tham gia nhiệt tình và các bạn trong lớp cũng rất đoàn kết với nhau.
Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đoàn kết, tương trợ?
- Sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi việc, kể cả những việc sai trái.
- Chỉ chơi với các bạn có hoàn cảnh giống như mình
- Học tập, vui chơi với các bạn một cách thân ái, hoà thuận.
- Chơi với nhau thành từng nhóm, ganh đua với các nhóm khác.
Bài tập 6. Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai?
- Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
- Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
- Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
- Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.
Bài tập 7: Em tán thành việc làm nào dưới đây?
- Nam chỉ chơi với những bạn học giỏi như mình.
- Hoa luôn giúp đỡ, kèm cặp các bạn học kém trong lớp.
- Hưng hay rủ rê, lôi kéo một số bạn trong lớp để ủng hộ việc làm của Hưng
- Bình không chơi với các bạn nữ vì cho là các bạn nữ hay nói nhiều.
Bài tập 8: Theo em, câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết?
- Vơ đũa cả nắm.
- Lòng vả cũng như lòng sung.
- Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Cây ngay không sợ chết đứng
Trả lời
Câu 5: C
Câu 6:
Đúng: B, C, D
Sai: D
Câu 7: B
Câu 8: C
Bài tập 9: Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán. Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau "góp sức" để làm bài kiểm tra mà. Đúng là "hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu". Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.
Câu hỏi:
Theo em hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thế hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không? Vì sao?
Trả lời
Hành động của hai bạn không phải là đoàn kết, tương trợ mà vi phạm quy chế, kỉ luật học tập.
Bài tập 10: Nhà Quang nghèo, trên Quang lại có chị gái nên Quang hay phải mặc quần áo cũ của chị. Một số bạn trêu chọc, giễu Quang là "đồ đàn bà". Quang ức lắm
Trưa nay trên đường đi học về, lại bị các bạn ấy trêu chọc, Quang nổi khùng, xông vào đánh một bạn bị chảy máu mũi. Trước sự việc đó, có bạn cho rằng Quang đánh là đúng, có bạn lại phản đối, cho rằng Quang quá đáng.
Câu hỏi:
1/ Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
2/Em sẽ góp ý thế nào cho Quang và cho các bạn hay trêu Quang?
Trả lời
1/ Hành vi của Quang và các bạn trêu Quang đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.
2/ Em sẽ góp ý cho các bạn trêu Quang là không nên trêu bạn ấy nữa và giải thích cho các bạn hoàn cảnh của Quang và để các bạn đoàn kết tương trợ nhau cùng tiến bộ trong học tập.
Bài tập 11: Trong lớp, một bạn ngồi trước mặt Lan hay nói chuyện và đùa nghịch làm Lan không học được. Lan nhắc thì bạn ấy vênh mặt nói: "Việc gì đến mày!". Lan tức quá, cầm thước kẻ quật vào đầu bạn. Thế là hai bạn đánh nhau và bị cô giáo cảnh cáo.
Câu hỏi:
1/ Em hãy nhận xét hành vi của hai bạn trong tình huống trên.
2/ Em sẽ khuyên hai bạn như thế nào?
Trả lời
1/ Hành vi của Lan và bạn trêu Lan đều không thể hiện đoàn kết, tương trợ.
2/ Em sẽ khuyên hai bạn nên cùng giúp nhau học tập, không nên đánh nhau, cùng đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ
Bài tập 12: Sắp đến sinh nhật Ánh, Ánh có thư mời tất cả các bạn cùng lớp đến dự. Riêng Hiền không có thư mời, Hiền buồn lắm. Có bạn hỏi vì sao không mời Hiền, Ánh trả lời: "Nhà nó nghèo lắm, có mời nó cũng không đến được nên tớ không mời!".
Câu hỏi: Em có tán thành việc làm của Ánh không? Vì sao?
Trả lời
Không tán thành việc làm của Ánh vì đó là sự phân biệt đối xử giữa bạn bè, mầm mống gây mất đoàn kết.