Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo
Bài tập môn GDCD lớp 7
Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 6: Tôn sư trọng đạo được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 5: Yêu thương con người
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 7: Đoàn kết, tương trợ
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
Trả lời
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy dạy đã dạy mình
Bài tập 2: Hãy nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo và một số biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo trong cuộc sống?
Trả lời
Biểu hiện của tôn sư trọng đạo:
- Cư xử lễ phép với thầy cô giáo
- Vâng lời thầy cô
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh
- Nhớ ơn thầy cô
- Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết
- Học tập tốt
Biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo:
- Có thái độ vô lễ với thầy cô: gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô.
- Không làm bài tập và học bài cũ.
- Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.
- Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra
Bài tập 3: Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ? Học sinh phải làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo?
Trả lời
Vì:
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báo của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn đối với dân tộc ta.
- Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi người, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở lên gắn bó với nhau, con người trở nên thủy chung trước sau như một. Đó là truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay.
Bài tập 4: Em hãy nhận xét việc thực hiện bổn phận đối với thầy cô giáo của bản thân và của bạn bè?
Trả lời
Thực hiện bổn phận đối với thầy cô giáo của bản thân và bạn bè là tốt: bọn em gặp thầy cô giáo đều khoanh tay cúi chào. Hàng năm, ngày 20-11 bọn em đều mua hoa tặng cô. Hơn trên hết bọn em đều nghe lời thầy cô, làm bài tập cô giao đầy đủ và chăm chỉ.
Bài tập 5: Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện tôn sư trọng đạo?
- Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình.
- Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
- Cho rằng quan niệm "một chữ là thầy" nay đã lạc hậu.
- Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo.
Bài tập 6: Theo em, những ý kiến nào dưới đây là đúng?
- Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
- Phải luôn luôn suy nghĩ và có ý kiến giống thầy cô của mình
- Thầy cô giáo không chỉ mang lại kiến thức mà còn dạy dỗ ta nên người.
- Người học sinh biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo là người phải thường xuyên thăm hỏi và tặng quà thầy cô giáo.
- Làm người học sinh ngoan là đền đáp công lao của thầy cô giáo.
- Chí cần vâng lời thầy cô khi ở trường, còn về nhà thì cần phải vâng lời cha mẹ.
Bài tập 7: Theo em, những câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói vê tôn sư trọng đạo?
- Không thầy đố mày làm nên
- Ân trả, nghĩa đền
- Một chữ là thầy, một ngày là nghĩa
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Muốn sang thì bắc cầu kiểu, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
- Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
Trả lời
Câu 5: B
Câu 6: A, C, E
Câu 7: A, C, E
Bài tập 8: Nhân ngày 20-11, cả lớp tổ chức đi chơi xa một chuyến. Lớp trưởng đề nghị mời cả cô giáo chủ nhiệm đi cùng nhưng các bạn trong lớp không đồng ý vì cho rằng có cô đi cùng mọi người sẽ không được thoải mái tự nhiên, như thế sẽ mất vui.
Câu hỏi:
1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu em là lớp trưởng, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời
1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy là sai, cần phải phê phán vì theo em nghĩ có cô giáo đi thì vừa thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo với thầy cô giáo
2/ Nếu em là lớp trưởng thì em sẽ khuyên các bạn là nên mời thêm cô giáo đi nữa, có cô giáo đi mọi người sẽ gắn bó với nhau hơn, tình nghĩa cô giáo và học sinh cũng nâng cao hơn, thể hiện được sự kính trọng đối với thầy cô giáo.
Bài tập 9: Cô giáo dạy Văn lớp Nam vừa ốm dậy, mặc dù vậy cô vẫn cố gắng đến lớp dạy học. Mấy bạn ngồi ở bàn cuối hôm nay mất trật tự, nói chuyện ồn ào làm cô không thể dạy được. Cô nhắc nhở nhiều lần mà các bạn không nghe.
Câu hỏi:
Em suy nghĩ gì về hành vi của mấy bạn trong tình huống trên?
Trả lời
Em thấy mấy bạn trong tình huống trên thật đáng lên án. Cô giáo dạy văn bị ốm mà các bạn không biết thương cô, không biết kính trọng cô, ngồi trong lớp nói chuyện to làm cô phải nhắc nhở, khiến cô giáo rất buồn
Bài tập 10: Thời gian gần đây Tuấn mải mê chơi điện tử quên cả chuyện học hành nên thường xuyên bị điểm kém trong lớp. Cô giáo nhiều lần nhắc nhở nhưng Tuấn không thay đổi. Cô đã viết giấy yêu cầu Tuấn mời bố mẹ đến trường để trao đổi về tình hình học tập của Tuấn. Trên đường về Tuấn rất lo lắng và nghĩ thầm "Nếu mời bố mẹ đến thì sao nhỉ, chắc sẽ bị một trận no đòn chứ chả chơi" Đang phân vân chưa biết nên làm thế nào thì bỗng Tuấn nhìn thấy bác xe ôm ở đầu khu tập thể nhà mình. Tuấn chợt nảy ra một sáng kiến là sẽ nhờ bác giả làm bố mình để đi họp thay, như vậy sẽ tránh được một trận đòn. Tuấn hăm hở chạy lại chỗ bác xe ôm.
Câu hỏi:
1/ Theo em, hành động của Tuấn như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào?
Trả lời
1/ Hành động của Tuấn là không đúng, lừa dối cô giáo.
2/ Em sẽ khuyên Tuấn mời bố mẹ đến họp và sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ
Bài tập 11: Ngày chủ nhật, Tú và Cẩm đang đi chơi trên đường thì gặp cô giáo cũ. Tú vội dừng lại và lễ phép chào cô, cô mỉm cười dịu dàng chào lại. Khi cô đi khuất, Tú hỏi Cẩm: "Sao cậu không chào cô?" Cẩm nói: "Cô dạy tụi mình cách đây đã mấy năm, chắc là cô chẳng còn nhớ tụi mình nữa đâu".
Câu hỏi:
1/ Theo em, suy nghĩ và việc làm của cẩm như vậy có đúng không? Vì sao?
2/ Em sẽ góp ý gì cho Cẩm?
Trả lời
1/ Hành vi của Cẩm là không đúng vì tôn sư trọng đạo thể hiện sự tôn trọng, yêu kính đối với thầy cô cả khi ta không học thầy cô đó nữa.
2/ Em sẽ khuyên nhủ và giải thích cho Cẩm hiểu dù rằng cô giáo không dạy mình nữa nhưng chúng ta vẫn phải tôn trọng và kính yêu với các thầy cô giáo cũ.