Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng
Bài tập môn GDCD lớp 7
Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 3: Tự trọng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 5: Yêu thương con người
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tự trọng?
Trả lời
Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình.
Bài tập 2: Em hãy nêu biểu hiện của lòng tự trọng?
Trả lời
Biểu hiện của lòng tự trọng
- Biết giữ lời hứa
- biết giữ chữ tín
- Biết nhận lỗi
- Tự giác hoàn thành công việc không để ai nhắc nhở, chê trách
Bài tập 3: Theo em, lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
Trả lời
Ý nghĩa
- Tự trọng là phẩm chất của mỗi người
- giúp có nghị lực, vượt qua khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Nâng cao phẩm giá, uy tín
- Được mọi người yêu quý, kinh trọng
Bài tập 4: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng?
- Chỉ thực hiện lời hứa với người đã giúp mình
- Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Chỉ giữ trật tự trong giờ của cô giáo chủ nhiệm
- Không bao giờ nhận sự giúp đỡ của người khác
Bài tập 5: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự trọng?
- Vứt vỏ kẹo sang chỗ bạn để không bị cô giáo phê bình
- Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém
- Nhờ người thân giúp khi gặp khó khăn
- Nhờ bạn chép hộ bài vì bị gãy tay
Bài tập 6: Nối mỗi hành vi ở cột II sao cho tương ứng với phẩm chất ở cột I.
I | II |
A. Sống giản dị | 1. Nói thật với bố mẹ khi bị điểm kém |
B. Tự trọng | 2. Học thuộc bài để không bị điểm kém |
C. Trung thực | 3. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu |
4. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn |
Trả lời
Câu 4: B
Câu 5: A
Câu 6: 3 - A; 2 - B; 1 - C
Bài tập 7: Thuỷ hay đi đổ rác muộn, vì Thuỷ nghĩ đổ rác muộn thì không cần phải đúng nơi quy định. Một buổi tối, đúng lúc chuẩn bị vứt túi rác dưới gốc cây thì có một bác lớn tuổi nhìn thấy và nhắc: "Cháu phải vứt rác đúng nơi, đúng chỗ, chứ vứt lung tung thế này vừa ô nhiễm môi trường mà các cô lao công lại thêm vất vả". Thuỷ "vâng" rất to, nhưng khi bác ấy vừa đi khỏi Thuỷ vẫn để túi rác dưới gốc cây như mọi ngày.
Câu hỏi:
1/ Em có đồng tình với việc làm của Thuỷ không? Vì sao?
2/ Nếu là Thuỷ, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời
1/ Việc làm của Thuỷ là thiếu lòng tự trọng, để người khác phải nhắc nhở. Hơn nữa, khi đã hứa lại không thực hiện đúng lời hứa.
2/ Nếu em là Thủy thì em cảm thấy xẩu hổ về việc làm của mình, sẽ hứa lần sau vất đúng nơi quy định.
Bài tập 8: Hoa và Lan chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát để chọn đội tuyển đi thi có một câu hỏi Lan không làm được. Thấy vậy, Hoa đưa bài của mình cho Lan xem nhưng Lan vẫn ngồi im, không nhìn sang bài của Hoa. Hoa rất giận và cho rằng Lan đã phụ sự giúp đỡ của mình.
Câu hỏi:
1/ Theo em, việc làm của Lan là đúng hay sai? Vì sao?
2/ Nếu là Lan, em sẽ nói với Hoa thế nào để bạn hiểu và không giận mình?
Trả lời
1/ Việc làm của Lan rất đúng, là biểu hiện của lòng tự trọng: không làm bài được nhưng không chép bài của bạn.
2/ Nếu em là Lan, em trước tiên cảm ơn Hoa đã có lòng tốt, nhưng em sẽ giải thích cho Lan hiểu hành động của em.
Bài tập 9: Trong Ban chỉ huy Liên đội, Thảo được giao nhiệm vụ phụ trách việc phát thanh. Một hôm, vì gia đình có việc bận đột xuất, Thảo phải nghỉ học mà không bàn giao công việc cho bạn khác được. Thảo rất lo lắng vì nghĩ rằng như vậy mình không hoàn thành nhiệm vụ. Chợt Thảo nghĩ ra một cách và gọi điện cho bạn Liên đội trưởng nói tên bài viết và số báo có bài định phát thanh để nhờ đọc giúp.
Câu hỏi:
1/ Trong tình huống trên, bạn Thảo có thể có những cách xử sự nào?
2/ Theo em, vì sao Thảo lại chọn cách xử sự như vậy?
Trả lời
Thảo có thể có nhiều cách xử sự. Nhưng điều quan trọng là phải hoàn thành nhiệm vụ, không để buổi phát thanh bị bỏ trống.
Bài tập 10: Chị Oanh có con gái đang bị lên thuỷ đậu. Có người mách lấy cỏ chân vịt đun nước tắm sẽ không để lại sẹo. Chị đến cơ quan nhờ mọi người mua giúp, chị Hải cùng phòng liền nhận lời. Mấy hôm sau, chị Oanh vẫn không thấy chị Hải mua hộ mình, hỏi thì chị Hải bảo quên chưa mua. Sau đó vẫn không thấy chị Hải mua hộ, chị Oanh phải nhờ người khác.
Câu hỏi:
Em có đồng tình với cách xử sự của chị Hải không? Vì sao?
Trả lời
Cách xử sự của chị Hải là biểu hiện thiếu lòng tự trọng, vì không giữ đúng lời hứa với người khác.
Bài tập 11: Em hiểu thế nào vé câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"?
Trả lời
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người.
Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình.
Bài tập 12: Em hãy nêu một số biểu hiện thiếu tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?
Trả lời
Một số biểu hiện thiếu tự trọng mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày.
Không quay bài, không chép bài của bạn….