Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 2: Trung thực
Bài tập môn GDCD lớp 7
Giải bài tập SBT GDCD 7 bài 2: Trung thực được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 1: Sống giản dị
Giải bài tập SBT GDCD lớp 7 bài 3: Tự trọng
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là trung thực?
Trả lời
Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, chân lý
Bài tập 2: Theo em, đức tính trung thực có những biểu hiện nào?
Trả lời
Đức tính trung thực có những biểu hiện:
- Trung thực thật thà
- Ngay thẳng nhận lỗi khi mình làm sai.
Bài tập 3: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và đối với xã hội?
Trả lời
- Trung thực là đức tính quý báu cần thiết của mỗi người
- Trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người quý trọng, yêu thương.
Bài tập 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
- Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn
- Không nói khuyết điểm của bạn thân
- Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi
- Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Bài tập 5: Hành vi nào dưới đây là không trung thực?
- Nhờ bác đi họp phụ huynh vì sợ bố mẹ buồn với kết quả học tập của mình
- Giấu người nhà về bệnh tật của mình
- Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài
- Nói với bố mẹ về thiếu sót của mình
Bài tập 6: Hành vi nào sau đây thể hiện sự trung thực hoặc không trung thực?
- Mẹ sai Hưng đi mua xà phòng. Còn thừa 2.000 đồng, nghĩ rằng tiền lẻ chắc mẹ không lấy lại, Hưng lấy đi chơi điện tử
- Trong giờ kiểm tra 1 tiết, có một câu hỏi mà Huy chưa ôn tập kĩ. Nhìn sang bạn bên cạnh, Huy định chép bài của bạn nhưng cuối cùng Huy quyết định làm bài theo khả năng của mình.
- Bình chơi rất thân với Nam. Nam thường chép bài của Bình trong giờ kiểm tra. Khi các bạn trong lớp phê bình Nam, Bình cho rằng: Đã là bạn thân thì phải giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
- Trong buổi đọc sách tại thư viện, Loan đọc được những thông tin về một "ngôi sao" ca nhạc mà mình hâm mộ. Nghĩ rằng: "Thư viện thì đầy báo mà chẳng của riêng ai, mình có lấy một tờ cũng chẳng sao", Loan đút tờ báo vào cặp.
Trả lời
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6
Trung thực: B
Không trung thực: A, C, D
Bài tập 7: Vốn nổi tiếng bán bánh chưng ngon, ngày Tết nhà bà Tân rất đắt hàng. Mới 9 giờ sáng 30 Tết, nhà bà đã hết bánh chưng để bán mà khách hỏi mua vẫn rất nhiều. Bà Tân chợt nảy ra ý định vào chợ mua bánh rồi mang về bán ở cửa hàng nhà mình vì bà cho rằng: "Cả năm có một ngày Tết - cơ hội kiếm tiền mà lại bỏ qua thì thật là dại"
Câu hỏi: Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của bà Tân không? Vì sao?
Trả lời
Khách đến mua bánh chưng đông là do bánh chưng của nhà bà Tân ngon, tạo được niềm tin trong khách hàng. Bây giờ bà Tân lại đi mua bánh của nhà khác rồi bán lại cho khách hàng là hành vi lừa dối khách hàng, rất đáng bị phê phán.
Bài tập 8: Trên đường đi học về, tình cờ Hoa nhìn thấy một chiếc ví, cầm lên xem thấy ở trong có rất nhiều tiền và giấy tờ quan trọng.
Câu hỏi:
1/ Theo em, Hoa có thể xử sự như thế nào trong tình huống ấy?
2/ Nếu là Hoa, em chọn cách xử sự nào? Vì sao?
Trả lời
1/ Hoa nên mang đến Uỷ ban nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất để trả lại cho người mất.
2/ Em cũng hành động giống như Hoa vì như thế thể hiện tính trung thực của một học sinh.
Bài tập 9: Trong lúc dọn nhà, Mi vô ý làm vỡ đôi tượng bàng sứ mà mẹ rất quý, Mi vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt Mi nghĩ: "Con mèo nhà mình thỉnh thoảng cũng làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ".
Câu hỏi
1/Em có đồng tình với suy nghĩ của Mi không? Vì sao?
2/ Nếu là Mi, em sẽ xử sự như thế nào?
Trả lời
Nói dối mẹ như thế là thiếu trung thực. Cứ nói đúng sự thật và hứa với mẹ từ nay sẽ cẩn thận hơn.
Bài tập 10: Em hãy nêu một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh. Vì sao em cho những biểu hiện đó là thiếu trung thực?
Trả lời
Một số biểu hiện của sự thiếu trung thực trong học sinh:
- Dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật
- Nói xấu, đổ lỗi cho người khác, không dám nhận lỗi về mình
- Nhặt được của rơi không trả người đánh mất.
Bài tập 11: Theo em, vì sao mỗi chúng ta lại cần phải rèn luyện tính trung thực?
Trả lời
Trung thực là đức tính cần thiết của một con người, giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, được mọi người quý mến, sống vui vẻ, dám nhận lỗi về mình khi mình mắc lỗi.
Bài tập 12: Em cần phải làm gì để rèn luyện đức tính trung thực?
Trả lời
Với cha mẹ, thầy cô:
- Là một học sinh, em không được nói dối, không quay bài, nhìn bài bạn trong giờ kiểm tra,
- Dũng cảm nhận lỗi khi mắc sai lầm
- Phê bình người có lỗi.