Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 41 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 bài 41: Năng lượng sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6.

Bài: Năng lượng

Bài 41.1 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

Lời giải:

Nhiệt năng được sinh ra từ các nguồn nhiệt như: Mặt Trời, bóng đèn sợi đốt…

Vậy, ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó làm nóng một vật khác.

Chọn đáp án B.

Bài 41.2 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

A. Than đá.

B. Hơi nước.

C. Gas.

D. Khí đốt.

Lời giải:

Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.

Vậy vật liệu không phải nhiên liệu là: Hơi nước.

Chọn đáp án B.

Bài 41.3 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt.

B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thủy triều.

D. Năng lượng mặt trời.

Lời giải:

Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.

Do đó, dạng năng lượng không phải năng lượng tái tạo là: Năng lượng khí đốt vì năng lượng này phải mất hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

Chọn đáp án A.

Bài 41.4 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là

A. nhiệt năng.

B. quang năng.

C. hoá năng.

D. cơ năng.

Lời giải:

- Pháo hoa là loại pháo sử dụng thuốc phóng, thuốc nổ và các phụ gia đặc biệt tạo nên.

- Đầu que diêm được tẩm lưu huỳnh và bọc kali clorat.

=> Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là: hoá năng. Năng lượng này sẽ được giải phóng khi có phản ứng hóa học xảy ra.

Chọn đáp án C.

Bài 41.5 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

C. Chỉ có động năng và thế năng.

D. Chỉ có động năng.

Lời giải:

Những dạng năng lượng xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống là:

- Nhiệt năng: khi khúc gỗ trượt xuống, xuất hiện lực ma sát giữa khúc gỗ với mặt phẳng nghiêng, tỏa nhiệt ra môi trường làm nóng mặt phẳng nghiêng, nên nó có nhiệt năng.

- Động năng: khúc gỗ đang chuyển động xuống dưới nên nó có động năng.

- Thế năng: khúc gỗ ở một độ cao so với mặt đất và khi trượt thì có thế năng giảm dần do độ cao giảm dần.

Chọn đáp án A.

Bài 41.6 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách

A. di chuyển nhiên liệu.

B. tích trữ nhiên liệu.

C. đốt cháy nhiên liệu.

D. nấu nhiên liệu.

Lời giải:

Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách đốt cháy nhiên liệu.

Chọn đáp án C.

Bài 41.7 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng

A. nhiệt năng.

B. hoá năng.

C. thế năng hấp dẫn.

D. thế năng đàn hồi

Lời giải:

Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng: hoá năng.

Chọn đáp án B.

Bài 41.8 trang 121 sách bài tập KHTN 6: Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

Lời giải:

Đổi: 50 m/s = 180 km/h.

- Cơ năng của máy bay 2 lớn hơn máy bay 1. Vì:

+ Máy bay 1 bay với vận tốc 180 km/h nhỏ hơn vận tốc của máy bay 2 với 200 km/h nên máy bay 1 có động năng nhỏ hơn máy bay 2.

+ Máy bay 1 bay ở độ cao 2km thấp hơn độ cao của máy bay 2 với 3 km nên máy bay 1 có thế năng nhỏ hơn máy bay 2.

Mà cơ năng của vật bằng tổng động năng và thế năng của vật.

=> Cơ năng của máy bay 1 nhỏ hơn máy bay 2.

Bài 41.9 trang 122 sách bài tập KHTN 6: Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Lời giải:

- Sự phụ thuộc của h vào H: H h tỉ lệ thuận với nhau khi H càng lớn thì h càng lớn và ngược lại. Vì

+ khi ta tăng H thì búa máy ở vị trí cao hơn nên thế năng của búa máy sẽ tăng lên, do đó năng lượng của búa máy cũng tăng lên.

+ Năng lượng tăng dẫn đến lực tác dụng lên cọc tăng lên làm cho cọc lún sâu hơn vào trong đất.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 42 CTST

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 41: Năng lượng sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 29/07/23
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      😃😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 29/07/23
      • Xuka
        Xuka

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 29/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm