Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 33 CTST

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 33: Đa dạng sinh học có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đa dạng sinh học

Bài 33.1 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc

B. Rừng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới

D. Đài nguyên

Lời giải:

Đáp án: C

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

Bài 33.2 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc

B. Rừng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới

D. Đài nguyên

Lời giải:

Đáp án: A

Lạc đà là sinh vật đặc trưng ở các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.

Bài 33.3 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

A. Cá heo

B. Sóc đen Côn Đảo

C. Rắn lục mũi hếch

D. Gà lôi lam đuôi trắng

Lời giải:

Đáp án: A

Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.

Bài 33.4 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Lời giải:

Đáp án: D

Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.

Bài 33.5 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Mục tiêu nào sau đây không phải của công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

A. Bảo toàn đa dạng sinh học.

B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.

C. Phân phối cân bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Lời giải:

Đáp án: D

Trong công ước CBD không cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Bài 33.6 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp.

Đa dạng sinh học là sự phong phú về …(1)…, số …(2)… trong loài và …(3)… . Dựa vào điều kiện khí hậu, …(4)… được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học vùng lá kim.

Lời giải:

(1) số lượng loài (2) cá thể

(3) môi trường sống (4) đa dạng sinh học

Bài 33.7 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

Lời giải:

- Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, môi trường sống cằn cỗi nên có số lượng loài ít.

- Rừng mưa nhiệt đới có khí hậu thuận lợi và môi trường phong phú, màu mỡ mà không cần động vật phải trải qua quá trình thích nghi dài nên có số lượng loài nhiều.

Bài 33.8 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng?

Lời giải:

Sự đa dạng màu sắc của tắc kè giúp chúng có thể ngụy trang lẫn vào môi trường, làm cho kẻ thù khó phát hiện và tránh thoát sự săn bắt của kẻ thù.

Bài 33.9 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn 150 – 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Lời giải:

Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các hệ sinh thái tự nhiên. Đảm bảo cho hệ sinh thái được đảm bảo, sự chu chuyển Oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các hệ sinh thái khác nói chung trên trái đất. Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho hệ sinh thái nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường. Hoặc hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối, loại bỏ những dòng chảy bẩn để lọc những dòng chảy sạch cho con người sử dụng, ở thềm lục địa làm giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài sinh vật biển. Ngoài ra, việc đa dạng sinh học làm cho sản xuất nông nghiệp trở lên có hiệu quả hơn, bền vững hơn về kinh tế và xã hội. Việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi cũng góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội.

Bài 33.10 trang 106 sách bài tập KHTN 6: Vẽ một bức tranh cổ động bảo vệ đa dạng sinh học.

Lời giải:

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 34 CTST

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 33: Đa dạng sinh học sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6

    Xem thêm