Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 10 CTST

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Bài 10.1 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxygen.

B. Hydrogen.

C. Nitrogen.

D. Carbon dioxide.

Lời giải:

Đáp án C

Khí nitrogen chiếm gần 4/5 thể tích không khí.

Bài 10.2 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?

A. Oxygen.

B. Hydrogen.

C. Carbon dioxide.

D. Nitrogen.

Lời giải:

Đáp án C

Khi Carbon dioxide có trong không khí là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính.

Bài 10.3 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch?

A. Carbon dioxide.

B. Oxygen.

C. Chất bụi.

D. Nitrogen.

Lời giải:

Đáp án B

Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch làm tiêu hao oxygen chứ không sinh ra oxygen.

Bài 10.4 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Chất nào sau đây chiếm khoảng 0,03% thể tích không khí?

A. Nitrogen.

B. Oxygen.

C. Sunfur dioxide

D. Carbon dioxide.

Lời giải:

Đáp án D

Carbon dioxide chiếm khoảng 0,03% thể tích không khí.

Bài 10.5 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Người và động vật khi hô hấp hay quá trình đốt cháy nhiên liệu đều lấy oxygen và nhả khí carbon dioxide ra môi trường không khí.

a) Nhờ quá trình nào trong tự nhiên mà nguồn oxygen trong không khí được bù lại, không bị hết đi?

b) Nếu chúng ta đốt quá nhiều nhiên liệu thì môi trường sống của con người và động vật khác sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Lời giải:

a) Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh mà nguồn oxygen trong không khí được bù lại.

Do trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy khí carbon dioxide và nhả ra oxygen nên có tác dụng làm giảm carbon dioxide và tăng oxygen trong môi trường.

b) Nếu đốt quá nhiều nhiên liệu sẽ sử dụng mất quá nhiều oxygen đồng thời sinh ra nhiều khí carbon dioxide và khí thải độc hại khác. Do đó, tỉ lệ khí carbon dioxide và khí thải độc hại tăng cao, oxygen giảm sâu nên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và động vật khác.

Bài 10.6 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Với mục đích chứng minh sự có mặt của hơi nước, carbon dioxide và oxygen trong không khí, bạn An đã làm các thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô.

Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mặt bàn.

Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên mặt bàn.

Theo em các thí nghiệm trên nhằm mục đích các định chất gì? Hãy giải thích lý do lựa chọn.

Lời giải:

Thí nghiệm 1 nhằm mục đích xác minh có hơi nước trong không khí. Khi bỏ cốc nước đá ra mặt bàn khô, một lát thấy nước ngưng tụ bên ngoài cốc chứng tỏ hơi nước trong không khí khi gặp lạnh đã ngưng tụ lại.

Thí nghiệm 2 nhằm xác minh trong không khí có carbon dioxide. Khi bỏ cốc nước vôi trong trên bàn, một thời gian sau cốc nước vôi trong có lớp váng rắn phía trên mặt chứng tỏ trong không khí có carbon dioxide, khí này đã phản ứng với nước vôi trong để thu được calcium carbonate (lớp váng phía trên mặt cốc nước vôi).

Thí nghiệm 3 nhằm xác minh trong không khí có khí oxygen. Khi đặt cây nến đang cháy trên bàn mà nó vẫn tiếp tục cháy nghĩ là trong không khí phải có chứa oxygen. Nếu không có oxygen nến sẽ tắt ngay.

Bài 10.7 trang 31 sách bài tập KHTN 6: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.

B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.

C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.

D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Lời giải:

Đáp án C

Môi trường không khí được xem như ô nhiễm khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.

Bài 10.8 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí?

A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.

B. Tưới nước cho cây trồng.

C. Bón phân tươi cho cây trồng.

D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.

Lời giải:

Đáp án B

Loại A vì đốt rơm rạ sau thu hoạch sinh ra nhiều carbon dioxide gây ô nhiễm môi trường.

Loại C vì bón phân tươi cho cây trồng sinh mùi khó chịu, gây ô uế…

Loại D vì thuốc trừ sâu có nhiều thành phần độc hại.

Bài 10.9 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?

A. Sản xuất phần mềm tin học.

B. Sản xuất nhiệt điện.

C. Du lịch.

D. Giao thông, vận tải.

Lời giải:

Đáp án A

Sản xuất phần mềm tin học ít phát sinh ra các khí thải độc hại gây ô nhiễm không khí.

Bài 10.10 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Phương tiện giao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khí?

A. Máy bay.

B. Ô tô.

C. Tàu hỏa.

D. Xe đạp.

Lời giải:

Đáp án D

Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

Bài 10.11 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Hãy liệt kê các hoạt động thường ngày của bản thân có thể gây ô nhiễm môi trường không khí.

Lời giải:

Một số hoạt động thường ngày của bản thân em có thể gây ô nhiễm không khí:

- Đốt rác thải;

- Đun nấu bằng bếp than;

- Sử dụng lãng phí điện …

Bài 10.12 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu các biện pháp em đã làm hoặc đang làm để bảo vệ môi trường không khí.

Lời giải:

Một số biện pháp em đã làm góp phần bảo vệ môi trường không khí:

- Tuyên truyền vận động người thân trong gia đình không đốt rơm rạ trên cánh đồng, không đốt rác thải nhựa, nilon…

- Vận động gia đình chuyển từ đun nấu bếp than tổ ong sang dùng gas.

- Trồng cây xanh.

- Sử dụng tiết kiệm nguồn điện…

Bài 10.13 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Không khí trong lành sẽ đảm bảo cho con người có sức khỏe tốt nhất.

a) Không khí có thành phần như thế nào sẽ được xem như không khí trong lành?

b) Nếu không khí không trong lành thì sẽ gây những tác hại gì đối với con người?

c) Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành?

d) Hãy vẽ một bức tranh để tuyên truyền về vai trò của bảo vệ không khí trong lành?

Lời giải:

a) Không khí trong lành là không khí mà thành phần các chất khí có sẵn được duy trì ổn định và không xuất hiện thêm các thành phần mới trong không khí.

b) Nếu không khí không trong lành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Có thể gây các bệnh về đường hô hấp và nhiều bệnh khác. Ngoài ra, không khí không trong lành còn làm ảnh hưởng đến các quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của con người.

c) Để bảo vệ không khí trong lành:

- Hạn chế phát sinh khí thải ra ngoài môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít khí thải.

- Sử dụng các quy trình sản xuất ít phát sinh ra khí thải, xử lý tốt khí thải trước khi thải ra ngoài môi trường.

- Hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch.

- Trồng nhiều cây xanh..

d) Một số bức tranh tuyên truyền bảo vệ không khí trong lành (sưu tầm)

Bài 10.14 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường?

A. Không khí có mùi khó chịu.

B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh về hô hấp.

C. Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày.

D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá.

Lời giải:

Đáp án D

Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá biểu thị một buổi sáng trong lành.

Bài 10.15 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Sử dụng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

A. Điện gió.

B. Điện mặt trời.

C. Nhiệt điện.

D. Thủy điện.

Lời giải:

Đáp án C

Sử dụng năng lượng nhiệt điện có thể gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất. Do trong sản xuất nhiệt điện người ta phải đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu … nên tạo ra nhiều khí thải.

Bài 10.16 trang 32 sách bài tập KHTN 6: Cho các hình ảnh dưới đây:

a) Em hãy chỉ ra từng nguyên nhân cụ thể gây ô nhiễm môi trường không khí thông qua các hình ảnh trên.

b) Em hãy đề xuất một số biện pháp để hạn chế ô nhiễm không khí như các hình ảnh trên.

Lời giải:

a) Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được thể hiện qua các hình:

Hình 1; hình 5: Ô nhiễm do khí thải công nghiệp.

Hình 2: Ô nhiễm do bụi

Hình 3; hình 6: Ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông.

Hình 4. Ô nhiễm do đốt rác thải sinh hoạt.

b) Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm:

-Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải công nghiệp bằng cách:

+ Sử dụng các quy trình công nghệ hiện đại giảm phát sinh khí thải.

+ Xử lý khí thải nhà máy trước khi thải ra môi trường…

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi bằng cách:

+ Làm sạch các con đường giao thông.

+ Các công trình xây dựng không làm đổ các chất có thể gây bụi ra gần đường giao thông …

- Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông:

+ Sử dụng các loại phương tiện có công nghệ cao, tiết kiệm nhiên liệu, giảm thiểu khí thải.

+ Cấm các phương tiện không đảm bảo chất lượng khí thải tham gia giao thông.

+ Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus thay cho các phương tiện cá nhân như xe máy …

- Giảm thiểu ô nhiễm do đốt rác thải bằng cách:

+ Thu gom, phân loại và xử lý rác thải đúng cách.

+ Hạn chế xử lý rác thải bằng cách đốt.

Bài 10.17 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Cho các cụm từ gồm: “ô nhiễm không khí”, “khí thải công nghiệp”, “khói bụi do núi lửa, do cháy rừng”, “hậu quả”, “khí thải do đốt rác thải”, “hiệu ứng nhà kính”, “nguyên nhân”, “hạn chế đốt rác thải sinh hoạt”, “biện pháp hạn chế”, “bệnh đường hô hấp”, “mưa axit”, “trồng nhiều cây xanh”, “sử dụng tiết kiệm năng lượng”, “khí thải của các phương tiện giao thông”, “chế tạo các loại động cơ tiết kiệm năng lượng”, “xử lý rác thải đúng quy trình”.

Em hãy lập một sơ đồ hình cây phù hợp nhất với các dữ liệu trên để tổng kết kiến thức về chủ đề không khí.

Lời giải:

Bài 10.18 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Ngày 1 tháng 1 năm 2016, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại lò vôi xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) khiến 8 người thiệt mạng do nhiễm khí độc. Điều đáng nói ở đây là các vụ tai nạn tương tự có thể xảy đến bất cứ lúc nào vì các chủ lò vôi ở nhiều địa phương khác vẫn xem nhẹ quá trình xử lý khí độc.

a) Khí thải lò vôi sẽ dẫn đến hậu quả gì với môi trường không khí?

b) Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng của những người trên là gì?

c) Hãy đề xuất biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung quanh lò vôi?

d) Em hãy thiết kế tranh tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường không khí ở nơi mình sống?

Lời giải:

a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn có một số khí độc hại khác. Các khí này thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.

b) Nguyên nhân thiệt mạng là do 8 người trên hít phải khí độc từ lò vôi. Ở nhiều địa phương các chủ lò vôi vẫn còn xem thường quá trình xử lí khí độc.

c) Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường không khí ở khu vực xung quanh lò vôi:

+ Thu và xử lí khí độc lò vôi trước khi thải ra ngoài môi trường.

+ Sử dụng lò vôi liên hoàn để giảm nhiên liệu tiêu thụ, giảm khí độc thải ra môi trường.

+ Nên xây lò vôi ở nơi xa dân cư, nơi thoáng khí.

d) Một số tranh sưu tầm:

Bài 10.19 trang 33 sách bài tập KHTN 6: Bảng dưới đây là kết quả đo thành phần khí hít vào và thở ra của bạn Dũng:

Biết rằng, số nhịp hô hấp của học sinh này là 18 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào một lượng khí là 480ml. Hãy cho biết trong một ngày học sinh này đã lấy từ môi trường bao nhiêu lít khí oxygen và thải ra môi trường bao nhiêu lít khí carbon dioxide qua đường hô hấp?

Lời giải:

Đổi 480ml = 0,48 lít.

- Trong một giờ (60 phút), số nhịp thở: 18.60 = 1080 nhịp.

- Trong một ngày (24 giờ), số nhịp thở: 24.1080 = 25 920 nhịp.

- Thể tích khí hít vào trong một ngày: 25 920.0,48 = 12 441, 6 lít.

- Tỉ lệ oxygen sử dụng: 20,96% – 16,04% = 4,92%.

- Thể tích oxygen đã lấy từ môi trường: 4,92%.12 441,6 lít = 612,13 lít.

- Tỉ lệ khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,10% - 0,03% = 4,07%.

- Thể tích khí carbon dioxide thải ra môi trường: 4,07%.12441,6 = 506,37 lít.

>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 bài 11 CTST

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Kết nối tri thức KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 27/07/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 27/07/23
      • Anh nhà tui
        Anh nhà tui

        🤟🤟🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 27/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 6

        Xem thêm