Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 8

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Đồ thị quãng đường - thời gian

Bài 8.1 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một vật chuyển động có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.1.

a) Hãy tính tốc độ của vật trên từng giai đoạn OA, AB, BC và CD.

b) Trong giai đoạn nào, vật chuyển động nhanh nhất?

Lời giải:

Tốc tốc độ của vật trên đoạn OA

vA=\frac{s}{t}=\frac{1,5}{10}=0,15km/ph\(vA=\frac{s}{t}=\frac{1,5}{10}=0,15km/ph\)

Tốc tốc độ của vật trên đoạn AB

vB = 0

Tốc tốc độ của vật trên đoạn BC

vC=\frac{s}{t}=\frac{4−1,5}{10}=0,25km/ph\(vC=\frac{s}{t}=\frac{4−1,5}{10}=0,25km/ph\)

Tốc tốc độ của vật trên đoạn CD

vD = 0

b) Ta thấy vC > vA > vB = vD

Vậy giai đoạn BC vật chuyển động nhanh nhất.

Bài 8.2 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bảng dưới đây ghi thời gian và quãng đường chuyển động tương ứng của một vận động viên chạy trên quãng đường dài 100m kể từ khi xuất phát.

Quãng đường (m)

0

10,0

25,0

45,0

65,0

85,0

105,0

Thời gian (s)

0,0

2,0

4,0

6,0

8,0

10,0

12,0

a) Sử dụng dữ liệu đã cho, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vận động viên.

b) Hãy sử dụng đồ thị đã vẽ để trả lời các câu hỏi sau:

- Vận động viên đã đi được bao xa trong 1,0 s đầu tiên?

- Xác định tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

- Vận động viên cần thời gian bao lâu để hoàn thành 100 m?

Lời giải:

a) Từ bảng số liệu ta vẽ được đồ thị như hình dưới.

b) Sử dụng đồ thị, ta thấy:

- Ta thấy từ lúc bắt đầu chuyển động đến giây thứ 2 thì vận động viên đang chuyển động thẳng đều và đi được 10 m nên trong 1 s đầu tiên, vận động viên đã đi được quãng đường dài 5 m.

- Tốc độ của vận động viên trong khoảng thời gian từ 4,0 s đến 10,0 s.

+ Khoảng thời gian vận động viên chạy là 10 – 4 = 6 s.

+ Quãng đường vận động viên chạy là 85 – 25 = 60 m.

⇒v=\frac{s}{t}=\frac{60}{6}=10m/s\(⇒v=\frac{s}{t}=\frac{60}{6}=10m/s\)

- Ta thấy từ giây thứ 4 đến giây thứ 12 thì vận động viên chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s.

Từ 0s đến 4s vận động viên đã đi được quãng đường 25 m.

Vậy để hoàn thành 100 m, vận động viên cần hoàn thành thêm 75m nữa tương ứng với khoảng thời gian là 75 : 10 = 7,5 s.

Thời gian cần để hoàn thành 100m là: 4 + 7,5 = 11,5 s.

Bài 8.3 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hình 8.2 là đồ thị quãng đường – thời gian của xe buýt trong một phần hành trình. Trên đồ thị, hãy đánh dấu giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại.

Lời giải:

Giai đoạn mà xe buýt chuyển động nhanh hơn giai đoạn còn lại đó chính là giai đoạn đầu, từ 0 đến 40 giây. Vì ta có thể dựa vào đồ thị để tính tốc độ trong từng giai đoạn.

Giai đoạn 1:

v1=\frac{700−0}{40−0}=17,5m/s\(v1=\frac{700−0}{40−0}=17,5m/s\)

Giai đoạn 2:

v2=\frac{1000−700}{100−40}=5m/s\(v2=\frac{1000−700}{100−40}=5m/s\)

Thấy ngay v1 > v2

Bài 8.4 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tuấn rời nhà đi tới trường với tốc độ không đổi. Sau khi đi được một đoạn, Tuấn nghĩ rằng mình để quên chiếc bút nên quay về nhà để lấy nó. Tuy nhiên, khi đang về nhà, Tuấn kiểm tra lại thì thấy bút đang nằm trong cặp sách của mình nên tiếp tục đi đến trường. Để kịp giờ đến trường, Tuấn đã đi nhanh hơn. Hãy chỉ ra từng giai đoạn trong hành trình đến trường của Tuấn tương ứng với đoạn thẳng nào trên đồ thị hình 8.3.

Lời giải:

Giai đoạn Tuấn bắt đầu rời nhà tương ứng với đoạn OA.

Giai đoạn Tuấn trở về nhà lấy bút tương ứng với đoạn AB.

Giai đoạn Tuấn tiếp tục đến trường với tốc độ nhanh hơn tương ứng với đoạn BC.

Giai đoạn Tuấn đã đến lớp tương ứng với đoạn CD.

Bài 8.5 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả hành trình của một xe có đồ thị quãng đường – thời gian như hình 8.4.

Lời giải:

- Giai đoạn OA: Xe khởi hành từ lúc 9h00, chuyển động trong 2 giờ.

- Giải đoạn AB: Xe dừng lại trong 1 giờ.

- Giải đoạn BC: Xe chuyển động với tốc độ lớn hơn giai đoạn OA trong khoảng thời gian 0,5 giờ.

- Giai đoạn CD: Xe quay trở lại vị trí ban đầu trong khoảng thời gian 1,5 giờ.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 9

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 7 bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 7 Kết nối tri thức KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 20/10/23
    • Hai lúa
      Hai lúa

      💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 20/10/23
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm