Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 5

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7.

Bài: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 5.1 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có

A. số electron trong nguyên tử là số chẵn.

B. số proton bằng số neutron.

C. tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).

D. tám electron trong nguyên tử (trừ He).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử khí hiếm là nguyên tử có tám electron ở lớp ngoài cùng (trừ He).

Bài 5.2 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì

A. số lượng các nguyên tố khí hiếm rất nhỏ.

B. các nguyên tử khí hiếm có kích thước rất nhỏ.

C. các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

D. các khí hiếm ở thể khí trong điều kiện thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các khí hiếm tồn tại dưới dạng nguyên tử độc lập, không tham gia liên kết với nguyên tử khác vì các nguyên tử khí hiếm có lớp electron ngoài cùng bền vững.

Bài 5.3 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì

A. mỗi nguyên tử A và B đều nhận thêm electron.

B. một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

C. proton được chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử kia.

D. mỗi nguyên tử A và B đều cho đi electron.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi hai nguyên tử A và B tạo ra liên kết ion với nhau thì một nguyên tử nhận thêm electron, một nguyên tử cho đi electron.

Nguyên tử cho electron chuyển thành ion dương, nguyên tử nhận electron chuyển thành ion âm.

Trong quá trình tạo ra liên kết hóa học, hạt nhân của các nguyên tử không thay đổi.

Bài 5.4 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong liên kết cộng hóa trị, các electron chung giữa hai nguyên tử được hình thành từ

A. một số electron thích hợp ở ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

B. tất cả các electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử.

C. tất cả các electron có trong hai nguyên tử.

D. một electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các nguyên tử liên kết với nhau để tạo ra lớp electron ngoài cùng bền vững tương tự khí hiếm (với 8 electron).

Khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, các electron góp chung được lấy từ lớp electron ngoài cùng của nguyên tử với số lượng thích hợp để tổng số electron lớp ngoài cùng (kể cả electron chung và riêng) của các nguyên tử là 8 electron (riêng H là 2 electron tương tự He).

Bài 5.5 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong quá trình các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị đã diễn ra sự thay đổi về số lượng

A. proton trong các nguyên tử.

B. neutron trong các nguyên tử.

C. electron ở lớp trong cùng gần hạt nhân mỗi nguyên tử.

D. electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi các nguyên tử liên kết với nhau (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị), chỉ có sự thay đổi số lượng electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử không thay đổi.

Bài 5.6 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ …. trong các câu sau:

a) Liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết…..

b) Liên kết giữa hai nguyên tử H là liên kết …..

c) Nguyên tử Na liên kết với nguyên tử Cl bằng liên kết ….

d) Nguyên tử Cl liên kết với nguyên tử H bằng liên kết ….

e) Nguyên tử He ….. liên kết với các nguyên tử khác.

g) Mỗi nguyên tử H chỉ liên kết được với …. nguyên tử khác.

Lời giải:

a) Liên kết giữa hai nguyên tử Cl là liên kết cộng hóa trị.

b) Liên kết giữa hai nguyên tử H là liên kết cộng hóa trị.

c) Nguyên tử Na liên kết với nguyên tử Cl bằng liên kết ion.

d) Nguyên tử Cl liên kết với nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị.

e) Nguyên tử He không liên kết với các nguyên tử khác.

g) Mỗi nguyên tử H chỉ liên kết được với một nguyên tử khác.

Bài 5.7 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị được tạo ra trong mỗi trường hợp sau?

a) Các nguyên tử phi kim kết hợp với nhau để tạo ra hợp chất.

b) Giữa các nguyên tử có sự góp chung electron khi tạo ra hợp chất.

c) Các nguyên tử đã chuyển thành ion khi tạo ra hợp chất.

d) Có sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi tạo ra hợp chất.

Lời giải:

a) Liên kết cộng hóa trị được hình thành khi các nguyên tử phi kim kết hợp với nhau để tạo ra hợp chất.

b) Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử có sự góp chung electron khi tạo ra hợp chất.

c) Liên kết ion được tạo thành khi các nguyên tử đã chuyển thành ion tạo ra hợp chất.

d) Liên kết ion được tạo thành khi có sự chuyển electron từ nguyên tử này sang nguyên tử khác khi tạo ra hợp chất.

Bài 5.8 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Liên kết ion được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu. Trong số các cặp ion sau đây, những cặp nào có thể tạo ra hợp chất ion?

a) K+ và F-

b) Ca2+ và Ba2+

c) Mg2+ và O2-

d) Cl- và Br-

Lời giải:

Các cặp có thể tạo ra hợp chất ion là:

a) K+ và F-

c) Mg2+ và O2-

Cặp b) không thể tạo ra hợp chất ion do Ca2+ và Ba2+ mang điện tích cùng dấu.

Cặp d) không thể tạo ra hợp chất ion do Cl- và Br- mang điện tích cùng dấu.

Bài 5.9 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố O có thể hình thành liên kết với nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau: Li, H, C, Mg, He? Liên kết tạo ra là liên kết cộng hóa trị hay liên kết ion?

Lời giải:

Nguyên tố O là phi kim nên có thể tạo ra liên kết ion với các kim loại Li, Mg; liên kết cộng hóa trị với các phi kim H, C và không có liên kết với khí hiếm He.

Bài 5.10 trang 16 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tố H có liên kết với các nguyên tố: C, N, O và Cl để tạo thành các hợp chất tương ứng.

a) Hãy cho biết liên kết trong mỗi hợp chất được tạo thành là liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị.

b) Xác định tỉ lệ giữa số nguyên tử H và nguyên tử C, N, O và Cl trong các hợp chất tạo thành.

c) Giải thích vì sao lại có sự khác nhau giữa các tỉ lệ ở trên.

Lời giải:

a) H là nguyên tố phi kim, liên kết của H với các phi kim C, N, O và Cl là liên kết cộng hóa trị.

b) Ta có bảng sau:

Cặp nguyên tố

H và C

H và N

H và O

H và Cl

Tỉ lệ

4 : 1

3 : 1

2 : 1

1 : 1

c) Có sự khác nhau giữa các tỉ lệ trên do số electron góp chung của các nguyên tố C, N, O và Cl là khác nhau.

Bài 5.11 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chất được tạo thành từ các cặp nguyên tố sau đây là chất ion hay chất cộng hóa trị?

a) Na và S.

b) H và Cl.

c) N và H.

d) Ca và O.

e) K và Cl.

Xác định tỉ lệ số nguyên tử của hai nguyên tố trong mỗi hợp chất tạo thành.

Lời giải:

- Chất tạo thành từ kim loại mạnh và phi kim mạnh là hợp chất ion, đó là:

Cặp nguyên tố

Na và S

Ca và O

K và Cl

Tỉ lệ

2 : 1

1 : 1

1 : 1

- Chất tạo thành từ các phi kim là chất cộng hóa trị, đó là:

Cặp nguyên tố

H và Cl

N và H

Tỉ lệ

1 : 1

1 : 3

Bài 5.12 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7:

a) Trong các nguyên tố Mg, Cl, O, Na và Ne, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ra liên kết ion với nhau?

b) Trong các nguyên tố H, Na, Mg, O và He, những cặp nguyên tố nào có thể tạo ra liên kết cộng hóa trị với nhau?

Lời giải:

Chú ý:

- Liên kết ion được hình thành giữa kim loại mạnh và phi kim mạnh.

- Liên kết cộng hóa trị thường được hình thành giữa các nguyên tử phi kim với nhau.

a) Khí hiếm Ne không tham gia liên kết.

Liên kết ion được tạo thành giữa các cặp nguyên tố sau:

Mg và Cl; Mg và O; Na và Cl; Na và O.

b) Khí hiếm He không tham gia liên kết.

Liên kết cộng hóa trị được tạo ra giữa cặp nguyên tố O và H.

Bài 5.13 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ …. trong đoạn thông tin dưới đây.

rắn, cao, lỏng, thấp, khí, dễ, không dẫn điện, ít, dẫn điện

Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể … (1) …, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi … (2)… Các chất cộng hóa trị có ở thể … (3) …., ….(4)…. và …. (5)…., thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …. (6) …. Các chất cộng hóa trị thường …. (7) …. tan trong nước và …. (8) …. còn các chất ion thường …. (9) …. tan trong nước tạo ra dung dịch …. (10)…

Lời giải:

Ở điều kiện thường, các chất ion đều ở thể (1) rắn, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (2) cao. Các chất cộng hóa trị có ở thể (3) rắn, (4) lỏng và (5) khí, thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (6) thấp. Các chất cộng hóa trị thường (7) ít tan trong nước và (8) không dẫn điện còn các chất ion thường (9) dễ tan trong nước tạo ra dung dịch (10) dẫn điện.

Bài 5.14 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khi nguyên tử X liên kết với nguyên tử Y đã diễn ra các quá trình như sau: nguyên tử X nhường electron để tạo thành cation X+ và nguyên tử Y nhận electron để trở thành ion Y-. Biết rằng trong cation X+ và anion Y- đều có 10 electron.

a) Tính số electron có trong nguyên tử X.

b) Tính số proton có trong hạt nhân của nguyên tử Y.

Lời giải:

Nguyên tử X cho 1 electron để chuyển thành X+; nguyên tử Y nhận 1 electron để chuyển thành Y-. Vì X+ và Y- đều có 10 electron nên:

a) Nguyên tử X có: 10 electron + 1 electron = 11 electron.

b) Nguyên tử Y có: 10 electron – 1 electron = 9 electron.

Do đó số proton trong hạt nhân Y = số electron của Y = 9.

Bài 5.15 trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hạt nhân của nguyên tử X có 3 proton, tổng số electron có trong nguyên tử Y là 9.

a) Nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y không?

b) Nếu X và Y liên kết được với nhau thì liên kết đó là liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị? Viết sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết giữa X và Y.

Lời giải:

a) Nguyên tử X có 3 proton, do đó số electron của X là 3 và lớp ngoài cùng có 1 electron nên X là kim loại.

Nguyên tử Y có 9 electron, do đó lớp ngoài cùng của Y có 7 electron nên Y là phi kim.

Vậy nguyên tử X có tạo ra được liên kết với nguyên tử Y, do các nguyên tử này đều chưa đạt được lớp ngoài cùng bền vững giống với khí hiếm.

b) X là kim loại điển hình, Y là phi kim điển hình nên X liên kết với Y bằng liên kết ion.

Sơ đồ minh họa sự tạo thành liên kết ion giữa X với Y:

Nguyên tử X cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang một điện tích dương, kí hiệu là X+.

Nguyên tử Y có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nhận 1 electron tử X để trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Y-.

Các ion X+ và Y- mang điện tích trái dấu, hút nhau, tạo thành liên kết trong phân tử XY.

Bài 5.16* trang 17 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quá trình nguyên tử R liên kết với nguyên tử Y đã tạo ra ion R2+ và ion Y-.

a) Mỗi nguyên tử R đã liên kết với bao nhiêu nguyên tử Y?

b) Số electron trong ion R2+ và ion Y- đều là 10 electron. Hãy cho biết R và Y là những nguyên tử của các nguyên tố hóa học nào.

Lời giải:

a) Nguyên tử R cho 2 electron để tạo thành ion R2+.

Nguyên tử Y nhận 1 electron để tạo thành ion Y-.

Vậy mỗi nguyên tử R kết hợp với hai nguyên tử Y.

b) R2+ có 10 electron nên R có 10 + 2 = 12 electron.

Vậy R có số proton = số electron = 12. R là Mg (magnesium).

Y- có 10 electron nên Y có 10 – 1 = 9 electron.

Vậy Y có số proton =số electron = 9. Y là F (fluorine).

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều bài 6

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 7 bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 7 Kết nối tri thức KHTN lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    🤠🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 19/10/23
    • Sunny
      Sunny

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 19/10/23
      • Ma Kết
        Ma Kết

        😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 19/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm