Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 11

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 bài 11: Oxide sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8.

Bài: Oxide

Bài 11.1 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Trong các chất NaCl; CaO; H2SO4; CO2; MgO; CuO số lượng oxide là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Có 4 oxide trong dãy là: CaO; CO2; MgO; CuO.

Bài 11.2 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Trong các oxide CaO SO2 FeO CO CO2 MgO Na2O số lượng basic oxide/oxide base là

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các basic oxide/oxide base là: CaO; FeO; MgO; Na2O.

Bài 11.3 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Sodium hydroxide (NaOH) ở dạng rắn là chất hút nước rất mạnh có thể dùng để làm khô một số chất khí có lẫn hơi nước và không phản ứng với NaOH. Không dùng NaOH để làm khô khí nào trong số các khí dưới đây? Giải thích.

  1. Khí N2 bị lẫn hơi nước.
  2. Khí CO bị lẫn hơi nước.
  3. Khí SO2 bị lẫn hơi nước.
  4. Khí H2 bị lẫn hơi nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Vì NaOH có phản ứng hóa học với SO2.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

Bài 11.4 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Nêu tên gọi và viết công thức hóa học của hai basic oxide oxide base hai acidic oxide/oxide acid và hai oxide lưỡng tính.

Lời giải:

* Hai basic oxide/oxide base:

- CuO: Copper(II) oxide.

- CaO: Calcium oxide.

* Hai acidic oxide/oxide acid:

- P2O5: Diphosphorus pentoxide.

- SO2: Sulfur dioxide.

* Hai oxide lưỡng tính

- Al2O3: Aluminium oxide.

- ZnO: Zinc oxide.

Bài 11.5 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Cho các chất sau CuO, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, CaO, Na2O, SO3.

a) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch KOH?
b) Chất nào trong các chất trên phản ứng được với dung dịch HCl?

Viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

a) Các chất phản ứng được với dung dịch KOH là: CO2, SO2, SO3.

Các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

CO2 + 2KOH K2CO3 + H2O

SO2 + 2KOH K2SO3 + H2O

SO3 + 2KOH K2SO4 + H2O

b) Các chất phản ứng được với dung dịch HCl là: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2

Các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra:

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O

MgO + 2HCl MgCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

CaO + 2HCl CaCl2 + H2O

Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O

Bài 11.6 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo ra các oxide sau từ các đơn chất và oxygen: K2O, MgO, CO2, SO2, Al2O3, CuO, P2O5, CaO.

Lời giải:

Các phương trình hóa học:

4K + O2 2K2O

Bài 11.7 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Các chất sau đây là chất phản ứng và chất sản phẩm của ba phản ứng hóa học khác nhau: CuO, CO2, SO2, H2SO4, NaOH, CuSO4, Na2CO3, KOH, K2SO3, H2O. Viết ba phương trình hóa học từ các chất trên.

Lời giải:

Các phương trình hóa học của phản ứng:

CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O

CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O

SO2 + 2KOH K2CO3 + H2O.

Bài 11.8 trang 25 Sách bài tập KHTN 8: Cốc nước vôi trong khi để trong không khí một thời gian thấy xuất hiện một lớp màng rắn trên bề mặt. Giải thích sự hình thành của lớp màng rắn và viết phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Lớp màng rắn hình thành trên bề mặt nước vôi trong khi để trong không khí là CaCO3, được tạo thành do Ca(OH)2 tác dụng với CO2 trong không khí.

Phương trình hoá học:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O.

Bài 11.9 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: Chia mẩu dây đồng thành hai phần bằng nhau.

- Phần 1 cho vào dung dịch HCl, không thấy hiện tượng gì xảy ra.

- Phần 2 đem đốt nóng trong không khí, một thời gian sau thu được chất rắn màu đen. Khi cho vào trong dung dịch HCl, thấy chất rắn màu đen tan ra và dung dịch có màu xanh.

Giải thích các hiện tượng diễn ra trong các quá trình trên. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).

Lời giải:

Phần 1: Cu không tác dụng với dung dịch HCl.

Phần 2: Khi đốt nóng dây đồng (Cu) trong không khí sẽ có phản ứng:

Cu + O2 \(\overset{to}{\rightarrow}\) 2CuO

CuO có màu đen, khi cho vào dung dịch HCl có phản ứng:

CuO + 2HCl CuCl2 + H2O

CuCl2 vừa tạo thành tan trong nước tạo ra dung dịch có màu xanh.

Bài 11.10 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Khi cho dung dịch HCl loãng lên bề mặt sắt bị gỉ, xảy ra các phản ứng của HCl với FeO và Fe2O3 tạo ra các muối FeCl2 và FeCl3 tan trong nước, vì vậy, bề mặt sắt được làm sạch gỉ.

Các phương trình hóa học minh họa:

FeO + 2HCl FeCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

Bài 11.11 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: Dẫn khí CO2 từ từ qua dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2). Sau khi phản ứng kết thúc, trong dung dịch vẫn còn dư Ca(OH)2 và tạo ra 20 gam CaCO3. Tính thể tích khí CO2 (đkc) đã tham gia phản ứng.

Lời giải:

Phương trình hóa học: CO2 + CaCO3 CaCO3 ¯ + H2O

Số mol của CaCO3 là:

\(n_{CaCO3}\ =\frac{20}{100}=0,2\ mol\)

Từ phương trình hóa học tính được số mol CO2 bằng số mol CaCO3 và bằng 0,2 mol.

Từ đó tính được thể tích khí CO2 đã phản ứng là: 0,2 .24,79 = 4,958 lít.

Bài 11.12 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: CaO được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Phương pháp phổ biến để sản xuất CaO là nung đá vôi (CaCO3), phương trình hóa học của phản ứng xảy ra như sau:

CaCO3 \(\overset{to}{\rightarrow}\) CaO + CO2 ­

Để tạo ra được 7 tấn CaO cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng đá vôi (chứa 80% CaCO3) và sinh ra bao nhiêu kg khí CO2?

Lời giải:

CaCO3 \(\overset{to}{\rightarrow}\)  CaO + CO2 ­

100g         56g

x tấn          7 tấn

- Dựa vào phương trình hóa học tạo ra CaO từ CaCO3, tính được khối lượng CaCO3 cần dùng là 100.7/ 56 = 12,5 tấn, khối lượng CO2 tạo ra là 12,5 – 7,5 = 5,5 tấn (5500 kg).

- Gọi lượng quặng chứa 80% CaCO3 cần dùng là a, ta có:

\(\frac{a.80}{100}=12,5\)

Từ đó tính được a = 15,625 tấn.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 12

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 8 bài 11: Oxide sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 8 Kết nối tri thức. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Hằng Nguyễn
    Hằng Nguyễn

    😄😄😄😄😄

    Thích Phản hồi 17:12 23/11
    • Sunny
      Sunny

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 17:12 23/11
      • Tiểu Hổ
        Tiểu Hổ

        💯💯💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 17:12 23/11
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 8

        Xem thêm