Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 18

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 18: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa sách Cánh diều chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 7.

Bài: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đánh dấu √ vào các ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận?”.

a. Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

b. Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

c. Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

d. Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

e. Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

g. Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Trả lời:

a. Vì văn bản viết về cái hay và cái hấp dẫn của tiếng gà trưa

b. Vì văn bản phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

c. Vì văn bản kể chuyện về người cháu trên đường hành quân nhớ tiếng gà

d. Vì văn bản chỉ ra giá trị của bài thơ Tiếng gà trưa

e. Vì văn bản ca ngợi tấm lòng thơm thảo của người lính khi nghĩ đến bà

g. Vì văn bản đi từ hình thức để chỉ ra cái hay về nội dung bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 2 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự: từ quá khứ đến hiện tại.

- Trong mỗi khổ, người viết chỉ ra những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ đó.

+ Khổ 1: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

⇒ Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

+ 5 khổ thơ tiếp theo:

⇒ Những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi, hồn nhiên không thể nào quên của gia đình làng quê Việt Nam.

+ 2 khổ còn lại: Nghệ thuật điệp từ và điệp cấu trúc (vì lòng yêu Tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà…)

= > Nhấn mạnh mục đích chiến đấu vừa cao cả và thiêng liêng nhưng cũng hết sức bình dị, cụ thể là tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc

Câu 3 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết mà em thấy độc đáo, sâu sắc.

Trả lời:

Ví dụ đoạn văn bản:

Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

- “Này con gà mái mơ”

- “Này con gà mái vàng”

Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

- Trong đoạn văn bản nêu trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi … để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước … trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng, … là bằng chứng.

Câu 4 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Ví dụ đoạn sau:

“ … nhịp điệu của các dòng thơ là một nhịp điệu chậm rãi của độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng. Và những dòng thơ cuối cùng của khổ thơ này xuất hiện thật bất ngờ, thật cảm động: “Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới.”. Một chi tiết nhỏ bé, đơn giản là thế mà chứa đựng một tình yêu thương sâu sắc, vô bờ bến của bà.”.

Câu 5 trang 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ. Dòng thơ thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian. Tiếng gà trưa này của Xuân Quỳnh khác với tiếng gà “Ò…ó…o” của Trần Đăng Khoa, nó có một cái gì lắng đọng làm người ta xao xuyến, bồi hồi:

            “Nghe xao động nắng trưa

            Nghe bàn chân đỡ mỏi

            Nghe gọi về tuổi thơ”

Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ “nghe” có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

a. Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của đoạn trích là gì?

b. Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật nào để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ?

c. Qua đoạn trích, em hiểu biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì? Hãy lấy một ví dụ về biện pháp này khác với văn bản.

Trả lời:

a.

- Đoạn trích trên thuộc khổ thơ đầu của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

- Nội dung chính của đoạn trích là: Tiếng gà trưa gọi về kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm xóm làng và xua tan những vất vả, mệt nhọc trên đường hành quân.

b.

Trong đoạn trích trên, tác giả Đinh Trọng Lạc đã dựa vào các yếu tố hình thức nghệ thuật: điệp từ “nghe” và biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “lấy thính giác thay thị giác” để phân tích cái hay về nội dung của bài thơ.

c.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống nhau về cảm giác

- Ví dụ: “Trời nắng giòn tan”.

=> Câu trên nói đến cảm giác nắng to, nắng khô mọi vật.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 19

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 18: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Kim Ngưu
    Kim Ngưu

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 21/09/23
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      😊😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 21/09/23
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        🥳🥳🥳🥳🥳🥳🥳🥳🥳

        Thích Phản hồi 21/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 tập 1 CD

        Xem thêm