Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8

VnDoc xin giới thiệu bài Giải SBT Ngữ văn 7 bài 8: Ông đồ có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.

Bài: Ông đồ

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cách ngắt nhịp nào sau đây đúng với các dòng thơ trong bài Ông đồ?

A. 2/3 hoặc 1/2/2

B. 2/3 hoặc 3/2

C. 2/2/1 hoặc 3/2

D. 3/2 hoặc 1/2/2

Trả lời:

Đáp án B. 2/3 hoặc 3/2

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?

A. Cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

B. Xót xa cho sự tàn tạ của một lớp người và phê phán thái độ đương thời đã đẩy họ vào tình cảnh đó.

C. Cảm phục trước tài viết chữ đẹp của ông đồ và ngậm ngùi trước sự đổi thay của lòng người.

D. Buồn bã trước sự thay đổi trong cuộc sống của ông đồ và lo lắng cho tương lai của những người như ông

Trả lời:

Đáp án A. Cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2 (thời đắc ý): Hằng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, ông đồ lại bày “mực tàu”, “giấy đỏ” bên hè phố để viết chữ Nho, góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường ngày Tết. Có “bao nhiêu người thuê viết” chữ, viết câu đối đỏ để treo trong ngày xuân. Mọi người “tấm tắc ngợi khen tài” của ông, khen ông có “hoa tay”, khen chữ ông “như phượng múa, rồng bay”. Ở thời điểm này, ông đồ được mọi người chú ý, ngưỡng mộ.

+ Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4 (thời tàn): Ông đồ vẫn xuất hiện bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa: Người thuê viết nay vắng vẻ; ông đồ ngồi đấy nhưng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Vì thế mà “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiêng sầu”. Nỗi buồn tủi của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác, khiến cho chúng cũng phải “buồn”, “sầu”. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không còn ai biết đến sự có mặt của ông đồ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.

- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm cho thấy sự tàn tạ, “hết thời” của những người như ông trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Trả lời:

Trong bài thơ, tác giả sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, tương phản, câu hỏi tu từ. Trong đó, biện pháp tu từ tương phản được sử dụng thành công để khắc họa sự khác nhau của ông đồ ở hai thời điểm (thời đắc ý và thời tàn). HS tự nêu tác dụng của các biện pháp tu từ còn lại.

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, những câu thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

                 - Giấy đỏ buồn không thắm;

                  Mực đọng trong nghiên sầu...

                 - Lá vàng rơi trên giấy;

                  Ngoài trời mưa bụi bay.

Trả lời:

- Hai dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để nhấn mạnh nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả giấy, mực. Giấy không được viết trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; mực không được dùng nên đọng lại bao nhiêu sầu tủi trong nghiên.

Hai dòng thơ “Lá vàng rơi trên giấy; / Ngoài giời mưa bụi bay.” Miêu tả ngoại cảnh – trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông đồ.

- Những dòng thơ trên được tác giả viết theo bút pháp tả cảnh ngụ tình (tả cảnh để nói lên nỗi lòng của con người). Cảnh vật phản chiếu tâm trong của con người.

Câu 6 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

a. Cụm từ “đào lại nở” diễn tả điều gì?

b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai dòng thơ “Những người muôn năm cũ / Hồn ở đâu bây giờ?”? Tác dụng của biện pháp đó là gì?

Trả lời:

a. Cụm từ “đào lại nở” là dấu hiệu cho thấy Tết đến, xuân về. Đó là thời điểm mà ông đồ xuất hiện bên hè phố để viết chữ hay câu đối cho mọi người mang về treo trong nhà.

b. Trong hai dòng thơ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”, tác giả sử dụng câu hỏi tu từ, diễn tả sự thoảng thốt trước việc ông đồ vắng bóng bên hè phố, đồng thời, cho thấy sự tiếc nhớ của tác giả với cảnh cũ người xưa.

Câu 7 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Giả sử, khi Tết đến, xuân về, em được đi “xin chữ”, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại xin chữ đó?

Trả lời:

Giả sử, khi Tết đến, xuân về, em được đi “xin chữ”, em sẽ xin chữ “Hiếu”.

Vì em luôn muốn nhắc nhở bản thân phải luôn ghi nhớ công ơn của cha mẹ, chăm chỉ và học tập thật tốt để báo hiếu cho cha mẹ.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 9

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 8: Ông đồ sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • chouuuu ✔
    chouuuu ✔

    😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 21/09/23
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      😊😊😊😊😊😊

      Thích Phản hồi 21/09/23
      • Sư Tử
        Sư Tử

        😉😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 21/09/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Ngữ văn 7 tập 1 CD

        Xem thêm