Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 7
Giải SBT Ngữ văn 7 bài 7: Mẹ có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Mẹ (Đỗ Trung Lai)
Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) gieo vần nào?
A. Vần chân
B. Vần liền
C. Vần cách
D. Vần hỗn hợp
Trả lời:
Đáp án D. Vần hỗn hợp
Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Bài thơ thể hiện cảm xúc chủ đạo nào của nhân vật trữ tình?
A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua.
B. Nhớ mẹ và không thể về thăm mẹ
C. Xót xa cho mẹ vì mẹ quá vất vả
D. Tự hào về mẹ vì mẹ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
Trả lời:
Đáp án A. Thương mẹ và xót xa vì mẹ đã già nua.
Trả lời:
- Hình tượng mẹ được khắc họa trong sự sóng đôi với cau:
+ Biện pháp tu từ tương phản:
• Mẹ: lưng còng rồi, đầu bạc trắng, ngày một thấp, gần đất.
• Cau: vẫn thẳng, ngọn xanh rờn, ngày càng cao, gần với giời
+ Biện pháp tu từ so sánh: Mẹ khô gầy như miếng cau khô.
+ Cau bổ tư – cau bổ tám – mẹ ngại to.
+ Ngoài ra, tác giả còn sử dụng cặp câu thơ sóng đôi, biện pháp tu từ hoán dụ, ẩn dụ, …
- Tác dụng: Cho thấy sự già nua của mẹ theo thời gian.
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cau ngày càng cao
Mẹ ngày một thấp
Cau gần với giời
Mẹ thì gần đất!
a. Các từ “cao”, “thấp” có mối quan hệ với nhau như thế nào về nghĩa? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai từ này? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
b. Em hiểu nội dung dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” như thế nào? Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu gì? Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó là gì?
Trả lời:
a. Các từ “cao”, “thấp” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau (từ trái nghĩa). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản (đối lập) qua hai từ này. Tác dụng: cho thấy cây cau ngày một cao lớn hơn, còn mẹ ngày một già đi và lưng ngày càng còng xuống; đồng thời, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nhìn thấy mẹ mỗi ngày một già.
b. Dòng thơ “Mẹ thì gần đất!” vừa diễn tả lưng mẹ ngày càng còng xuống, vừa cho thấy mẹ đã ở vào tuổi “gần đất xa trời” (nghĩa là mẹ không còn sống lâu được nữa). Xét theo mục đích nói, dòng thơ này thuộc kiểu câu cảm, bộc lộ nỗi xót xa của tác giả khi nghĩ đến thời điểm mẹ “gần đất xa trời”.
Trả lời:
- Các từ ngữ, hình ảnh:
+ So sánh “mẹ” và “miếng cau khô”: Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ.
+ Cử chỉ và cảm xúc của người con: Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ.
+ Câu hỏi của người con: Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?
- Tình cảm của người con với mẹ:
+ Thương mẹ, thổn thức, xót xa khi nghĩ đến người mẹ già nua “gần đất, xa trời”.
+ Nhận ra quy luật của cuộc đời: mẹ đã già, yếu. Một mặt, thoảng thốt ngỡ ngàng, mặt khác chấp nhận quy luật đó.
Trả lời:
Các em có thể thích hình ảnh cây cau. Cây cau là một loại cây quen thuộc trong vườn quê, gần gũi với những người già (ăn trầu). Chọn hình ảnh cây cau, tác giả thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của mình không chỉ về hình dáng bên ngoài mà còn là cả sự sâu lắng, bấm đốt thời gian thân phận của một đời người …
Trả lời:
Em có thể nêu suy nghĩ riêng, nhưng cần nhận thấy ý kiến đó là đúng vì cuộc đời của con người rất hữu hạn, mẹ chẳng thể sống với chúng ta cả đời. Hơn nữa, mẹ là người rất quan trọng trong cuộc đời của chúng ta. Vì thế, cần phải biết quý trọng những ngày chúng ta còn được ở bên mẹ.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Ngữ văn 7 Cánh diều bài 8
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Ngữ văn lớp 7 bài 7: Mẹ sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức và Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.