Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Địa 7 bài 23: Môi trường vùng núi

Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi tổng hợp các câu hỏi và lời giải cho các câu hỏi trong vở bài tập Địa lý lớp 7, giúp các em củng cố kiến thức được học hiệu quả. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em học tốt môn Địa lí 7 và đạt kết quả cao trong học tập. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Bài 1 trang 51 VBT Địa Lí 7

Hãy trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo hướng sườn và theo độ cao ở vùng núi An-pơ theo bảng dưới đây:

Lời giải:

Sự thay đổi thực vật theo độ cao

Sự thay đổi thực vật theo hướng núi

Từ 200 – 900m: Làng mạc

Sườn đón gió: Cây cối tươi tốt

Từ 900 – 1600m: Rừng lá rộng

Sườn khuất gió: Cây cối phát triển kém

Từ 1600 – 2200m: Rừng lá kim

Sườn đón nắng (sườn Nam): phát triển tới độ cao lớn hơn

Từ 2200 – 3000m: Đồng cỏ

Sườn khuất nắng (sườn Bắc): phát triển ở độ cao thấp

Trên 3000m: băng tuyết vĩnh cửu

Bài 2 trang 51 VBT Địa Lí 7

Dựa vào hình vẽ (H.15) các hướng sườn núi ở 2 bán cầu Bắc và Nam được đánh số 1, 2.... dưới đây, hãy xếp thứ tự các sườn đón nắng nhiều nhất đến ít nhất.

Lời giải:

a. Ở bán cầu Bắc: Sườn Nam – sườn Bắc.

b. Ở bán cầu Nam: Sườn Bắc – sườn Nam.

Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi

Bài 3 trang 52 VBT Địa Lí 7

Quan sát sơ đồ H.23.3 trang 76 SGK, hãy so sánh số tầng thực vật ở đới nóng và đới ôn hòa.

Giải thích.

a. Số tầng thực vật ở đới nóng ….. so với số tầng thực vật ở đới ôn hòa .………..

+ Ở đới nóng, từ thấp lên cao lần lượt là các tầng: ………………………………..

+ Ở đới ôn hòa, từ thấp lên cao lần lượt là các tầng: ………………………………

b. Giải thích (dựa vào sự khác nhau giữa vĩ độ thấp hay cao của vùng chân núi ở 2 đới):

+ Vùng núi nhiệt đới (vĩ độ thấp) …………………………………………………

+ Vùng núi ôn đới (vĩ độ cao) ……………………………………………………..

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 23
Hinh 23.3. Phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng

a. Số tầng thực vật ở đới nóng nhiều hơn so với số tầng thực vật ở đới ôn hòa.

+ Ở đới nóng, từ thấp lên cao lần lượt là các tầng: rừng rậm, làng mạc, rừng cận nhiệt đới trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi cao, đồng cỏ núi cao.

+ Ở đới ôn hòa, từ thấp lên cao lần lượt là các tầng: rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ.

b. Giải thích (dựa vào sự khác nhau giữa vĩ độ thấp hay cao của vùng chân núi ở 2 đới):

- Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều có đặc điểm là thay đổi theo độ cao, nhưng ờ vành đai đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. Còn ở đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.

- Như vậy, đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có. Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hoà.

Nguyên nhân:

Đới ôn hoà:

- Vị trí: Chí tuyến Bắc (N) đến vòng cực Bắc (N)

- Khí hậu: mát mẻ, se lạnh

Đới nóng:

- Vị trí: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến nam

- Khí hậu: nóng ẩm

Do sự thay đổi khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao nên đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hoà, có sự khác nhau về độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ dẫn đến sự phân hóa thực vật khác nhau.

  • Địa hình càng lên cao không khí càng loãng nên khả năng hấp thụ nhiệt của không khí giảm --> Lên cao nhiệt độ giảm
  • Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào góc nhập xạ. Ở vùng vĩ độ thấp có góc nhập xạ lớn nên khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn. Càng về hai cực góc nhập xạ càng nhỏ, khả năng hấp thụ nhiệt càng kém nên càng về hai cực nhiệt độ càng giảm.

Bài 4 trang 52 vở bài tập Địa Lí 7

Sử dụng kí hiệu như ở phần chú giải dưới đây để điền vào sơ đồ (H.16) các tầng thực vật tương ứng với độ cao vùng núi nhiệt đới nước ta.

Lời giải:

Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi

Bài 5 trang 53 VBT Địa Lí 7

Ở vùng núi ôn đới Bắc bán cầu, sườn đón nắng nhiều, cây cối tốt tươi, thông thường là sườn núi:

a. Phía Bắc

b. Phía Tây

c. Phía Nam

d. Phía Đông

Lời giải:

a. Phía Bắc

b. Phía Tây

X

c. Phía Nam

d. Phía Đông

Bài 6 trang 53 VBT Địa Lí 7

Ở vùng núi nhiệt đới nước ta, rừng phát triển tốt thường tập trung ở sườn núi:

Lời giải:

a. Đón nắng

X

b. Đón gió mùa hạ

c. Khuất nắng

d. Đón gió mùa Đông Bắc

Bài 7 trang 53 vở bài tập Địa Lí 7

Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do ảnh hưởng của sự thay đổi:

Lời giải:

X

a. Nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao

b. Lượng mưa theo độ cao

c. Khí áp theo độ cao

d. Đất đai theo độ cao

Bài 8 trang 53 VBT Địa Lí 7

Các dân tộc miền núi châu Á thường sống ở độ cao 1000m, trong khi các dân tộc miền núi Nam Mĩ lại sống ở độ cao 3000m, là do:

Lời giải:

a. Vùng núi Nam Mĩ đa số nằm ở đới nóng

b. Vùng núi châu Á phần lớn nằm ở đới ôn hòa

X

c. Cả 2 đều đúng

d. Cả hai đều sai

...............................

Như vậy, VnDoc đã giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh tài liệu Giải vở bài tập Địa Lý 7 bài 23: Môi trường vùng núi. Tài liệu thuộc chuyên mục Giải vbt Địa lý 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong vở bài tập môn Địa lý lớp 7, hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức bài học, từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Địa lí lớp 7. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Địa lý lớp 7, Giải bài tập Địa lý 7, Tài liệu học tập lớp 7, Giải bài tập SGK Địa lý 7 (ngắn gọn) được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt môn Địa lý hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
59
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Vở BT Địa Lí 7

    Xem thêm