Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 17

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 57 VBT Lịch Sử 8: Trong những năm 1918 – 1939, ở châu Âu có những nét gì nổi bật?

Điền dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng.

[ ] Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư....

[ ] Kinh tế tiêu điều, khủng hoảng.

[ ] Cách mạng bùng nổ ở nhiều nước.

[ ] Các nước tư bản bước vào thời kì phát triển kinh tế nhanh chóng.

[ ] Chính trị ổn định.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X] Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư....

[X] Kinh tế tiêu điều, khủng hoảng.

[X] Cách mạng bùng nổ ở nhiều nước.

Bài 2 trang 57 VBT Lịch Sử 8: Dưới đây là bảng thống kê về sản lượng than và thép (đơn vị: Triệu tấn)

Than

Thép

Năm 1920

Năm 1929

Năm 1920

Năm 1929

Anh

233

262

9.2

9.8

Pháp

25.3

55

2.7

9.7

Đức

222

337

7.8

16.2

Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước nêu trên?

Lời giải:

- Sản lượng sản xuất gang, thép của cả ba nước Đức, Anh, Pháp đều tăng lên nhanh chóng. → chứng tỏ: Các nước này đã khắc phục được hậu quả do chiến tranh để lại và nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh.

- Sự phát triển, tăng trưởng không đều giữa ba nước Anh, Pháp, Đức. Điều này được thể hiện ở: Năm 1920, Anh là nước đứng đầu cả về sản lượng than và thép. Song đến 1929, vị trí đứng đầu này lại thuộc về Đức.

Bài 3 trang 58 VBT Lịch Sử 8: Vì sao cách mạng bùng nổ ở Đức năm 1918?

Đánh dấu X vào những nguyên nhân em cho là đúng.

[ ] Đức thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

[ ] Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

[ ] Nền kinh tế Đức phát triển nhanh chóng.

[ ] Giai cấp tư sản Đức phát động phong trào cách mạng.

[ ] Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X] Đức thất bại trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

[X] Đức lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

[X] Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

Bài 4 trang 58 VBT Lịch Sử 8: Hãy điền năm thành lập của các Đảng Cộng sản sau:

Lời giải:

- Đảng cộng sản Đức: Tháng 12/1918

- Đảng Cộng sản Hung-ga-ri: 1918

- Đảng Cộng sản Pháp: 1920

- Đảng Cộng sản Anh: 1920

- Đảng Cộng sản Italia: 1921

Bài 5 trang 58 VBT Lịch Sử 8: Quốc Tế cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh nào?

Lời giải:

Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản:

- Thứ nhất: Sau khi Quốc tế thứ hai tan rã (1914), giai cấp công nhân thế giới không còn một tổ chức thống nhấn để chỉ đạo phong trào đấu tranh.

- Thứ hai: dưới ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã dâng cao mạnh mẽ ở nhiều nước châu Âu. Từ 1918 – 1923, hàng loạt các Đảng cộng sản đã ra đời. ví dụ như: Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng cộng sản Anh (1992)...

→ Yêu cầu bức thiết: Phải thành lập một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn → 2/3/1919 Quốc tế cộng sản đã được thành lập ở Mát-xco-va.

Bài 6 trang 58 VBT Lịch Sử 8: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất?

Lời giải:

- Cuộc khủng hoảng kéo dài 5 năm (từ 1929 – 1933), kéo dài hơn bất kì cuộc khủng hoảng nào đã từng xảy ra trước đó (ví dụ: Cuộc khủng hoảng hoa Tuylip chỉ diễn ra trong năm 1637; Khủng hoảng tín dụng năm 1772....)

- Cuộc khủng hoảng xuất phát từ Mĩ rồi nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước.

- Cuộc khủng hoảng đưa lại những hậu quả nặng nề, trong đó nghiêm trọng nhất là dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa Phát xít, đẩy loài người đứng trước cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài 7 trang 59 VBT Lịch Sử 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã để lại những hậu quả gì? Điền dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng.

[ ] Công nghiệp phát triển nhanh chóng

[ ] Tàn phá nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất.

[ ] Nạn thất nghiệp tăng.

[ ] Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước.

[ ] Làm dịu đi quan hệ quốc tế.

[ ] Xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Lời giải:

Các câu trả lời đúng là:

[X] Tàn phá nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất.

[X] Nạn thất nghiệp tăng.

[X] Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước.

[X] Xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Bài 8 trang 59 VBT Lịch Sử 8: Hãy điền nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Lời giải:

- Giai đoạn 1918 – 1923:

+ Xuất hiện một số quốc gia mới ở châu Âu: Áo, Ba Lan, Tiệp Khắc...

+ Các nước tư bản ở Châu Âu bị suy sụp về kinh tế.

+ Tại các nước Châu Âu diễn ra một cao trào cách mạng của giai cấp công nhân, khiến cho nền thống trị của GCTS bị lung lay.

- Giai đoạn 1924 – 1929:

+ Chính quyền tư sản các nước được củng cố địa vị thống trị.

+ Nền kinh tế các nước Châu Âu được phục hồi và phát triển trở lại.

- Giai đoạn 1929 – 1933: Các nước tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế - chính trị - xã hội.

Bài 9 trang 59 VBT Lịch Sử 8: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?

Lời giải:

- Lý do chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức:

+ Đức có ít thị trường và thuộc địa → Cần tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước, phát động chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

+ Giai cấp tư sản Đức dung túng, thỏa hiệp với chủ nghĩa phát xít.

+ Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra thiếu mạnh mẽ, chưa quyết liệt.

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài → xu hướng giải quyết khó khăn bằng bạo lực.

- Lý do chủ nghĩa phát xít thất bại ở Pháp:

+ Pháp có nhiều thị trường và thuộc địa → có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa → có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra mạnh mẽ → Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập rất sớm (tháng 5/1935).

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài → dẫn đến xu hướng giải quyết khó khăn biện pháp hòa bình, cải cách.

Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Sử 8

    Xem thêm