Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 20

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

Giải vở bài tập Lịch sử 8 bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939) được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Lịch sử lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Bài 1 trang 63 VBT Lịch Sử 8: Hãy ghi tiếp những phong trào đấu tranh trong thời kì 1918 – 1939 ở các nước và các khu vực sau:

Lời giải:

- Trung Quốc: phong trào Ngũ Tứ (1919).

- Mông Cổ: Cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924).

- Ấn Độ: phong trào tẩy chay hàng hóa của Anh.

- Thổ Nhĩ Kì: chiến tranh giải phóng dân tộc (1919 – 1921)

- Đông Nam Á: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước, ví dụ: Việt Nam, In-đo-ne-xia...

Bài 2 trang 63 VBT Lịch Sử 8: Phong trào độc lập dân tộc ở các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những nét gì mới?

Lời giải:

- Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau chiến CTTG thứ nhất:

+ Có sự tham gia tích cực của giai cấp công nhân.

+ Ở một số nước: các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng, ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam...

Bài 3 trang 64 VBT Lịch Sử 8: Hãy điểm những nét chính về phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939

Lời giải:

- Các phong trào tiêu biểu:

+ 1919, phong trào Ngũ Tứ.

+ 1927 – 1927, “chiến tranh Bắc phạt”.

+ 1927 – 1937 nội chiến cách mạng giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.

+ Từ 1937, kháng chiến chống Nhật.

- Quy mô: Lan rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Tính chất: cách mạng dân tộc dân chủ.

- Kết quả:

+ Sau phong trào Ngũ Tứ: chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá rộng rãi.

+ Sau cuộc “chiến tranh bắc phạt”: Các tập đoàn phong kiến quân Phiệt thống trị ở phía Bắc Trung Quốc bị đánh bại.

+ Từ năm 1937, Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật được hình thành.

Bài 4 trang 64 VBT Lịch Sử 8: Điền vào bảng thống kê dưới đây những nét chủ yếu của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 – 1939.

Lời giải:

Bài 5 trang 65 VBT Lịch Sử 8: Nhận xét của em về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Lời giải:

- Thứ nhất: Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt; dưới nhiều hình thức khác nhau, như: đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường ... ; lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Thứ hai: Ở nhiều nước Đông Nam Á, ví dụ như: Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin... Đảng Cộng sản được thành lập → đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp vô sản. Trên cơ sở đó, giai cấp vô sản đã tham gia tích cực và dần giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào giải phóng dân tộc.

- Thứ ba: Ở một số nước Đông Nam Á, phong trào đấu tranh theo con đường Dân chủ tư sản tiếp tục phát triển. Nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ đã diễn ra, tiêu biểu là: phong trào Tha-kin ở Miến Điện, Phong trào chống thực dân Anh đòi tự trị ở Mã Lai...

- Thứ tư: Từ năm 1940, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

Ngoài các bài Giải Vở BT Lịch sử 8 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu Lịch sử lớp 8, Giải bài tập Lịch sử 8, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 8, Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải VBT Sử 8

    Xem thêm