Giáo án lớp 4 - Tuần 3
Giáo án lớp 4 - Tuần 3
Giáo án lớp 4 - Tuần 3 được soạn chi tiết, chỉ ra nội dung của bài học và đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đúng chuẩn kiến thức và kỹ năng của Bộ GD&ĐT. Mời quý thầy cô giáo tham khảo bài giáo án điện tử lớp 4 này để nâng cao hiệu quả giảng dạy trên lớp.
TUẦN 3
Thứ hai ngày tháng 9 năm 2017
Đạo đức
Tiết: 3 - Bài: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1)
I. Mục tiêu:
- HS nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách để vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
- KNS:
- Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập.
- Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải trung thực trong học tập? - Để trung thực trong học tập ta cần phải làm gì? B. Bài mới. 1. Giới thiệu: 2. Nội dung a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện - GV kể chuyện+ tranh SGK - GV yêu cầu 2 HS đọc lại chuyện, HS lớp thảo luận cặp đôi trả lời: + Thảo gặp phải những khó khăn gì? + Thảo khắc phục như thế nào? + Kết quả học tập của Thảo ra sao? - GV nhận xét, kết luận. + Trước những khó khăn đó, Thảo có chịu bỏ học không? + Nếu Thảo không khắc phục được khó khăn, chuyện gì có thể xảy ra? + KNS: Trong cuộc sống, nếu gặp khó khăn trong học tập chúng ta nên làm gì? + Khắc phục khó khăn trong học tập có tác dụng gì? - GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. Tục ngữ có câu: Có chí thì nên b.Hoạt động 2: Em sẽ làm gì ? * KNS: Tình huống: Khi gặp bài toán khó, theo em cách giải quyết nào là tốt, cách giải quyết nào chưa tốt? a. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. b. Nhờ bạn giảng giải để tự làm bài. c. Chép luôn bài của bạn. d. Nhờ người khác làm bài hộ. e. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn g. Bỏ không làm. Kết luận: GV nói phần ghi nhớ. c. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân - Yêu cầu mỗi HS kể 3 khó khăn của mình và cách giải quyết cho nhau nghe. - Trước khó khăn của bạn ta phải làm gì? 3. Củng cố – dặn dò: - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS tìm hiểu những câu chuyện, truyện kể hoặc xung quanh mình về những tấm gương vượt khó trong học tập. | - 2 HS nêu - HS xem tranh lắng nghe - HS hoạt động cả lớp. - HS lắng nghe. - 2 HS đọc. HS lớp thảo luận cặp đôi. + Nhà nghèo, bố mẹ bạn luôn đau yếu mà nhà lại rất xa trường + Vẫn cố gắng đến trường, vừa học vừa làm giúp đỡ bố mẹ + Vẫn học tốt, kết quả cao, giúp cô dạy những bạn gặp khó khăn + Không. Thảo đã khắc phục và tiếp tục đi học. + Bạn có thể bỏ học, lúc đó cha mẹ sẽ buồn, cô giáo và lớp sẽ buồn. + Chúng ta cần tìm cách khắc phục khó khăn để tiếp tục học. + Giúp ta tiếp tục học cao, đạt kết quả tốt. - 3 HS nhắc lại. - HS hoạt động nhóm đánh dấu + vào cách giải quyết tốt, trình bày. Giải thích với cách giải quyết không tốt. * Đáp án: a; b; e - 3 HS đọc lại ghi nhớ. - Cặp đôi thảo luận. Trình bày trước lớp. + Ta giúp đỡ, động viên bạn - 1 HS đọc. - HS nghe và nhớ. |
Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.