Giáo án Sinh học 6 bài Hạt trần cây thông
GIÁO ÁN SINH HỌC 6
Giáo án Sinh học 6 bài Hạt trần cây thông giúp học sinh ghi nhớ được nội dung cần chú trọng trong bài học như đặc điểm chung của hạt trần thông qua đại diện là cây thông. Đồng thời, biết được cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá, cơ quan sinh sản có nón đực và nón cái; thông sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở.
BÀI 40: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG
I. Mục tiêu bài học:
* KT:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thông.
- Phân biệt sự khác nhau giữa nón và hoa.
- Nêu được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt trần với cây có hoa.
* KN: Rèn kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
* TĐ: HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu vật: Cành thông có nón
- Tranh: Cành thông mang nón, sơ đồ cắt dọc nón đực và nón cái
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định - Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Cơ quan sinh dưỡng
Hoạt động dạy | Hoạt động học |
- GV giới thiệu qua về cây thông - GV hướng dẫn HS quan sát cành lá thông trên mẫu vật và tranh vẽ như sau: + Đặc điểm thân cành? Màu sắc? GV: - Lá mọc cách khá đặc biệt, 2 lá cùng mọc từ 1 cành con rất ngắn. Dùng tay nhổ 1 cành con để mỗi đôi lá có 1 vảy mỏng màu nâu bao bọc, dùng móng tay tách bỏ vảy đó ra sẽ thấy cành con rất ngắn chỉ như một mấu lồi, dùng tay có thể dễ dàng ngắt ra từng lá không cuống - Rễ to, khoẻ, mọc sâu - Sau khi quan sát xong HS thảo luận và ghi tóm tắt các đặc điểm | - HS làm việc theo nhóm - HS từng nhóm tiến hành quan sát cành lá thông. Ghi đặc điểm ra giấy nháp? + Lá: Hình dạng? màu sắc? - HS một, hai nhóm phát biểu và rút ra kết luận |
Tiểu kết:
- Thân cành màu nâu xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng để lại)
- Lá: Nhỏ hình kim mọc từ 2 chiếc trên một cành con rất ngắn
- Rễ to, khoẻ, đâm sâu
- Mạch dẫn hoàn chỉnh