Giáo án STEM lớp 2 bài 2: Nghề nghiệp của người thân

Giáo án bài học STEM lớp 2 bài 2: Nghề nghiệp của người thân

VnDoc.com xin gửi đến quý thầy cô tài liệu Giáo án bài dạy chương trình STEM lớp 2 bài 2 Nghề nghiệp của người thân dưới đây. Tài liệu gồm giáo án file word và bài giảng điện tử powerpoint chủ đề 2 trong chương trình Bài học STEM lớp 2 năm 2023 - 2024.

BÀI 2: NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi dạy nội dung Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình (môn Tự nhiên & Xã hội)

– Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp của người lớn trong gia đình – Sách KNTT

– Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp của người thân trong gia đình – Sách CTST

– Tuần 2: Bài 2: Nghề nghiệp – Sách CD

Mô tả bài học:

Tìm hiểu được thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và chia sẻ được về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này; vận dụng đo độ dài, sắp xếp vị trí thông tin và vẽ, tô màu, cắt dán để thiết kế trang trí sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Tự nhiên xã hội

– Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

– Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

– Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Sử dụng được các vật liệu có sẵn làm sản phẩm.

– Thực hiện được các bước để tạo ra sản phẩm.

– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Bài học này giúp các em:

- Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.

- Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện không nhận lương.

- Chia sẻ được với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này.

- Nêu được ý tưởng thiết kế sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp.

- Chia sẻ được phương án thiết kế sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp.

- Thiết kế và sử dụng sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp để giới thiệu được về công việc, nghề nghiệp của người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của GV

– Các phiếu học tập (như ở phụ lục)

– Vòng quay có các hình ảnh nghề nghiệp

– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 HS)

STT

Thiết bị/ Học liệu

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy bìa A4

3 tờ

2

Băng dính hai mặt hoặc hồ dán

1 cuộn/1 lọ

2. Chuẩn bị của HS (dành cho 1 HS)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Thước kẻ

1 cái

2

Kéo thủ công

1 cái

3

Hộp bút (lông) màu

1 hộp

4

Giấy màu

1 tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

MỞ ĐẦU

Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi “đoán nghề”

– GV mời HS: Các em cùng tham gia trò chơi đoán nghề nhé!

– HS theo dõi

– Em hãy đoán xem những người sau đây làm nghề gì nhé?

– HS trả lời: dự kiến

Bác sĩ, giám đốc, lính cứu hoá, đầu bếp, công nhân, ca sĩ.

– GV: Cô mời cả lớp hát và vận động theo nhạc bài hát: Lớn lên em muốn làm gì của nhạc sĩ Trần Hiếu.

– HS hát và vận động theo bài hát.

– GV tổ chức cho HS trao đổi sau khi hát

Những công việc nghề nghiệp nào được nhắc tới trong bài hát?

– HS trả lời: dự kiến

Kĩ sư, nông dân, thợ xây, lái tàu.

– Bạn nhỏ trong bài hát ước mơ làm nghề gì?

– HS trả lời: dự kiến

Bạn nhỏ mơ ước làm nghề: nông dân, thợ xây, kĩ sư.

– Em muốn làm nghề gì sau này?

– HS bày tỏ suy nghĩ

– GV phát phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV mời HS lên chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS chia sẻ:

GV gợi ý trả lời:

1. Nông dân là nghề nghiệp

2. HS bày tỏ suy nghĩ của mình

– GV nhận xét các câu trả lời của HS từ đó dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân.

– GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “vòng quay nghề nghiệp”.

– HS theo dõi

– GV chiếu hình ảnh vòng quay nghề nghiệp.

– HS theo dõi

– GV hướng dẫn cách chơi: GV mời HS quay, khi dừng, kim chỉ ở ô có hình nghề nghiệp nào thì GV mời HS chia sẻ thông tin về nghề nghiệp, tên công việc,…

– HS quay và chia sẻ

VD:

Công nhân vệ sinh môi trường: thực hiện dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải ở từng khu vưc theo giờ quy định.

Nhiếp ảnh gia: là những người chụp ảnh chuyên nghiệp, họ tìm kiếm và ghi lại những cảm xúc tuyệt với của con người, động vật và thế giới,…

– GV tổ chức cho HS chơi chuyền bóng để kể thêm về công việc, nghề nghiệp khác mà em biết cùng những lợi ích của nghề nghiệp và công việc đó.

– HS kể thêm về nghề nghiệp, công việc mà em biết. ví dụ bộ đội, thợ mỏ, GV,…

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm từ 6 – 8 HS.

– HS theo dõi

– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: chia sẻ về công việc hoặc nghề nghiệp của người lớn trong gia đình theo gợi ý:

· Tên của công việc và nghề nghiệp đó.

· Ý nghĩa của công việc hoặc nghề nghiệp đó.

· Nghề nghiệp hoặc công việc đó có thu nhập không?

· Niềm vui của nghề nghiệp hoặc công việc đó.

– HS theo dõi

– GV mời một số HS lên chia sẻ về công việc và nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

– HS chia sẻ

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2.

– HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 2 của mình.

– GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 3: Xác định nghề nghiệp hoặc công việc có thu nhập và công việc tình nguyện không nhận lương

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm: ghép mỗi tranh công việc với bông hoa tương ứng ở trang 11 sách STEM lớp 2

– GV mời đại diện 1 nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.

– Đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận nghề nghiệp có thu nhập bức tranh 1, 2, 5

– Công việc tình nguyện nhận lương: tranh số 3, 4, 6

– Tại sao các em lại sắp xếp như vậy?

– HS trả lời

– GV nhận xét và nêu thêm cho HS thấy ý nghĩa của các công việc, nghề nghiệp trong xã hội: mỗi công việc, nghề nghiệp đều đem lại những giá trị cho xã hội.

– HS theo dõi

– GV mời HS chia sẻ về ước mơ nghề nghiệp của em:

+ Tên nghề nghiệp

+ Lí do em chọn nghề đó

– HS chia sẻ về ước mơ:

Em mơ ước làm bác sĩ, cô giáo,…

Lí do: chữa bệnh cho mọi người, cô giáo dạy trẻ em ở vùng cao.

– Để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình em sẽ làm gì?

– HS trả lời:

Em sẽ tìm hiểu về nghề, học tập rèn luyện để có kĩ năng nghề nghiệp,…

– GV nhận xét câu trả lời của HS, GV phát phiếu học tập số 3 cho HS

– HS hoàn thành phiếu học tập số 3

– GV tổng kết và giao bài tập về nhà

NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2

LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Đề xuất ý tưởng và cách làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp

– GV chuẩn bị sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp cho HS quan sát.

– HS quan sát

– GV mời một số HS chia sẻ về các bộ phận và thông tin trong sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp: Em hãy cho biết sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp có đặc điểm gì?

– HS chia sẻ:

Dự kiến: Sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp có đủ bộ phận của sổ tay: gáy, bìa, các trang sổ.

Mỗi trang có thông tin về công việc, nghề của một người trong gia đình, tên nghề, ý nghĩa của nghề.

– GV nhận xét câu trả lời của HS và từ đó đưa ra các tiêu chí thiết kế sổ tay nghề nghiệp.

– HS theo dõi

– GV chiếu các tiêu chí để HS theo dõi và yêu cầu HS thảo luận nhóm và chia sẻ về ý tưởng làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp của nhóm mình.

– HS chia sẻ ý tưởng

Dự kiến: em lựa chọn hình dáng cuốn sổ tay: hình chữ nhật, hình bầu dục,…

Chất liệu: giấy A4, giấy màu,…

– Có đủ các bộ phận

– Thông tin được ghi?

Em sẽ ghi thông tin của ai trong gia đình?

– GV nhận xét và mời HS nhóm khác nhận xét ý tưởng nhóm bạn.

– HS lắng nghe và góp ý.

b) GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp theo gợi ý sau:

– Lựa chọn hình dạng, chất liệu của cuốn sổ tay.

– Xác định các bộ phận của cuốn sổ tay.

– Mô tả cách làm cuốn sổ tay.

– Thông tin được ghi trong cuốn sổ tay.

– HS suy nghĩ và trả lời.

– GV nhận xét và lưu ý HS: có thể sử dụng giấy màu, vẽ để thể hiện hình ảnh, thông tin trong sổ tay nghề nghiệp.

– HS theo dõi

– GV phát phiếu học tập số 4 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 4.

– GV chuyển tiếp sang hoạt động sau

Hoạt động 5: Làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp

a) GV đưa ra dụng cụ, đồ dùng, vật liệu cho HS lựa chọn

– HS chọn và nhận dụng cụ, đồ dùng, vật liệu.

– GV chiếu các bước gợi ý ở hoạt động 5 trang 12 – 13 sách STEM lớp 2.

– HS theo dõi

– GV lưu ý HS: em có thể sử dụng thêm giấy màu, vẽ để thể hiện hình ảnh, thông tin trong sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp.

– HS theo dõi

– Viết về nghề nghiệp em mơ ước ở trang dễ thấy nhất.

– HS theo dõi

b) GV tổ chức cho HS làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp của bản thân

– HS làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp.

Trong quá trình HS làm cần chiếu các câu hỏi lên bảng:

· Sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp gồm những bộ phận nào?

· Em sử dụng vật liệu nào để làm trang sổ.

– HS trả lời

– Gồm: gáy, bìa, trang sổ

– Giấy A4

– HS làm xong sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp, GV yêu cầu HS kiểm tra điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí.

– HS kiểm tra, điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí.

Hoạt động 6: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm

– GV tổ chức cho HS trình bày và giới thiệu sản phẩm theo nhóm theo các gợi ý:

· Cách thể hiện các trang: vẽ, xé, dán, …

· Thông tin về nghề nghiệp của người thân.

– HS trình bày và giới thiệu sản phẩm

– GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các nhóm.

– HS tham quan sản phẩm.

– GV mời HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham quan.

– HS chia sẻ cảm nhận

Dự kiến: Sổ có đầy đủ các bộ phận không?

Mỗi trang sổ có thông tin về nghề nghiệp của người thân.

Sản phẩm có chắc chắn và đảm bảo tính thẩm mĩ không?

– GV phát phiếu đánh giá và yêu cầu HS tự đánh giá sản phẩm và sẽ ngôi sao tương ứng với những việc em đã làm.

– HS đánh giá sản phẩm vào phiếu đánh giá của mình.

– GV tổ chức cho các nhóm đánh giá, trao đổi xin ý kiến của bạn về sản phẩm của nhóm mình đã làm.

– Các nhóm đánh giá. Góp ý cho bạn và xin ý kiến góp ý cho sản phẩm của mình.

– GV khen ngợi nhóm tích cực tham gia hoạt động, nhận được nhiều hình trái tim và động viên các nhóm HS làm chưa tốt để lần sau cố gắng hơn.

– HS theo dõi

Trên đây là Giáo án môn STEM lớp 2 bài 2 Nghề nghiệp của người thân. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giáo án chương trình STEM lớp 2 theo từng bài học sẽ giúp quý thầy cô chuẩn bị bài học hiệu quả.

>> Bài tiếp theo: Giáo án STEM lớp 2 bài 3: Giữ gìn vệ sinh nhà ở

Đánh giá bài viết
1 2.772
Sắp xếp theo

    STEM lớp 2

    Xem thêm