Giáo án STEM lớp 2 bài 4: Thanh cộng trong phạm vi 20

Giáo án STEM lớp 2 bài 4 Thanh cộng trong phạm vi 20

Giáo án file Word và giáo án powerpoint chương trình học STEM lớp 2 bài 4 Thanh cộng trong phạm vi 20 được VnDoc.com đăng tải nhằm hỗ trợ mang đến cho quý thầy cô kho tài liệu bài học STEM lớp 2 đa dạng nhất.

BÀI 4: THANH CỘNG TRONG PHẠM VI 20

(2 tiết)

Gợi ý thời điểm thực hiện:

Khi học phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 (môn Toán)

Bài 7: Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20 – sách Toán 2 – KNTT

Bài: 8 cộng với một số; 7 cộng với một số, 6 cộng với một số – sách Toán 2 – CTST

Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 20; Bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 (tiếp theo) – sách Toán 2 – CD

Mô tả bài học:

Thực hiện được phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20, đồng thời phối hợp với các kĩ năng xé, cắt, dán,… để tạo ra dụng cụ Thanh cộng trong phạm vi 20.

Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:

Môn học

Yêu cầu cần đạt

Môn học chủ đạo

Toán

– Thực hiện được việc cộng nhẩm trong phạm vi 20.

Môn học tích hợp

Mĩ thuật

– Thực hành sáng tạo sản phẩm đồ dùng học tập.

– Thực hiện được các bước trong thực hành tạo ra sản phẩm.

– Biết chia sẻ ý định sử dụng sản phẩm và bảo quản đồ dùng học tập.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

– Thực hiện được việc cộng nhẩm trong phạm vi 20.

– Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản để làm sản phẩm “Thanh cộng trong phạm vi 20”.

– Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm của nhóm mình trước lớp.

– Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của nhóm.

– Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên

Phiếu đánh giá (trong phụ lục).

2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)

STT

Thiết bị/Dụng cụ

Số lượng

Hình ảnh minh hoạ

1

Giấy bìa cứng/giấy thủ công/giấy vở ô li

1 tờ

2

Kéo/thước kẻ

1 cái

3

Bút màu

1 hộp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

KHỞI ĐỘNG

Trò chơi “Ai tinh mắt?”

– GV chiếu hình ảnh và hỏi HS: em hãy tìm 7 điểm khác biệt trong 2 bức tranh.

– HS trả lời.

Hoạt động 1: Quan sát và cho biết các bạn trong tranh đang thực hiện phép tính bằng những công cụ nào

– GV yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết: hai bạn đang làm gì?

– HS trả lời: hai bạn đang làm toán.

– Hai bạn đang thực hiện phép tính nào?

– Hai bạn thực hiện phép tính cộng.

– Hai bạn thực hiện phép tính bằng những công cụ nào?

– HS trả lời:

Bạn nữ thực hiện phép tính bằng cách đếm ngón tay;

Bạn nam sử dụng que tính.

– Em sử dụng công cụ nào để thực hiện phép tính:

8 + 7 = ?

– HS trả lời: đếm ngón tay, dùng que tính.

– GV dẫn dắt vào bài: ngoài những công cụ các em vừa nêu để thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 20 thì còn có cách nào nhanh hơn không?

– HS theo dõi.

– Cô còn 1 cách thực hiện phép tính này rất hay, đó là dùng thanh cộng trong phạm vi 20.

– HS theo dõi.

– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

– GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1.

– HS chia sẻ, ví dụ:

+ Đếm ngón tay: khó thực hiện với phép tính lớn hơn 10, do bàn tay chỉ có 10 ngón.

+ Que tính: cầm nhiều que tính nhỏ, dài có thể làm rơi, khi thực hiện phép tính phải đếm 3 lần.

+ Các hình hình học: chiếm nhiều diện tích mặt bàn khi sử dụng.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Phép cộng (qua 10) trong phạm vi 20

a) Tính (theo mẫu)

– Em hãy thực hiện phép tính: 8 + 5 = ?

– HS thực hiện.

– GV mời một vài HS chia sẻ cách thực hiện.

– HS chia sẻ cách thực hiện.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

– HS khác nhận xét, bổ sung.

– GV chốt: Để thực hiện phép tính 8 + 5 = ?, ta dùng băng giấy ghi các số từ 1 đến 18: Bắt đầu từ 8, đếm thêm 5 số về phía bên phải là 9, 10, 11, 12, 13, dừng lại ở số 13.

Như vậy 8 + 5 = 13.

– GV chiếu hình ảnh.

– HS theo dõi.

– GV yêu cầu HS thực hiện phép tính: 9+4=?, 8+3=?, 7+5=?

– HS thực hiện.

– GV cho HS hoạt động cặp đôi, chia sẻ kết quả phép tính: 8+3=, 9+ 4=, 7+5= và giải thích kết quả trên băng giấy.

– HS hoạt động cặp đôi.

– GV mời đại diện một vài nhóm cặp đôi chia sẻ cách tìm kết quả trước lớp.

– Các nhóm khác nhận xét.

– HS chia sẻ cách tìm kết quả.

9 + 4 = ?

Thực hiện phép tính bằng cách từ 9 đếm thêm 4 số nữa về phía bên phải, dừng ở số 13.

Vậy 9 + 4 = 13.

– HS khác nhận xét.

– GV chiếu đáp án:

9 + 4 = 13

8 + 3 = 11

7 + 5 = 12

– GV nhận xét đánh giá.

– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 2.

b) Tính

– GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (sử dụng băng giấy ghi các số từ 1 đến 18) để tìm kết quả phép tính.

9+2, 7+4, 8+4, 3+8, 6+7, 6+6.

– GV mời đại diện nhóm chia sẻ kết quả.

– Đại diện nhóm chia sẻ kết quả phép tính và giải thích cách làm.

– GV mời các nhóm khác nhận xét.

– Các nhóm khác nhận xét cách làm.

– GV nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của nhóm. Sau đó GV dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cho tiết học sau.

TIẾT 2

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm thanh cộng trong phạm vi 20

a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm thanh cộng trong phạm vi 20

– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS.

– HS lập nhóm theo yêu cầu.

– GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý tưởng làm thanh cộng trong phạm vi 20 theo các tiêu chí:

+ Có hai băng giấy, băng giấy ngắn ghi các số từ 1 đến 9, băng giấy dài ghi các số từ 1 đến 18.

+ Có nẹp để giữ hai băng giấy sao cho băng giấy ngắn có thể trượt trên băng giấy dài.

+ Sản phẩm chắc chắn, có thể sử dụng được nhiều lần.

– HS thảo luận nhóm.

– GV mời đại diện 1 hoặc 2 nhóm chia sẻ ý tưởng làm sản phẩm của nhóm mình.

– GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý:

+ Thanh cộng gồm những bộ phận nào?

+ Em sử dụng vật liệu gì để làm?

+ …

– Đại diện nhóm chia sẻ ý tưởng làm sản phẩm của nhóm mình. Ví dụ:

+ Thanh cộng gồm hai băng giấy: 1 băng giấy ngắn, 1 băng giấy dài; có nẹp để giữ hai băng giấy sao cho băng giấy ngắn có thể trượt trên băng giấy dài.

+ Nhóm dùng giấy ô li để làm băng giấy, dùng giấy bìa màu để làm nẹp.

+ …

– GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung.

– Các nhóm khác bổ sung.

b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm thanh cộng trong phạm vi 20

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đề xuất giải pháp làm thanh cộng phù hợp với ý tưởng của nhóm đã lựa chọn.

– HS thảo luận nhóm (lựa chọn ý tưởng và giải pháp tạo thanh cộng)

– GV mời đại diện nhóm trình bày cách làm sản phẩm của nhóm mình.

– Đại diên nhóm trình bày cách làm thanh cộng, ví dụ:

Nhóm làm hai băng giấy bằng cách cắt từ giấy ô li: băng giấy ngắn ghi các số từ 1 đến 9, băng giấy dài ghi các số từ 1 đến 18. Dùng giấy bìa màu, có đục hai lỗ để làm nẹp.

– GV mời các nhóm khác nhận xét, góp ý cho nhóm bạn

– Các nhóm góp ý, nhận xét cho nhóm bạn.

– GV phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

– HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

Hoạt động 4: Làm thanh cộng thông minh

a) Lựa chọn dụng cụ và vật liệu

– GV yêu cầu các nhóm lựa chọn dụng cụ và vật liệu phù hợp với phương án nhóm đã chọn.

– Nhóm lựa chọn vật liệu phù hợp với phương án nhóm đã chọn.

– Gợi ý cho HS thảo luận quy trình làm thanh cộng trong phạm vi 20, trang 22 sách Bài học STEM lớp 2.

– HS tham khảo trang 22 sách bài học STEM lớp 2

– GV mời các nhóm thực hành làm thanh cộng trong phạm vi 20.

– HS làm sản phẩm.

– Quá trình HS làm sản phẩm GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

– Khi các nhóm hoàn thành sản phẩm, GV yêu cầu các nhóm kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo các tiêu chí.

GV lưu ý HS kiểm tra các số viết trên hai băng giấy đã đúng chưa? Thanh nẹp có chắc chắn không? Băng giấy ngắn có trượt được trên băng giấy dài không?

– HS kiểm tra và điều chỉnh sản phẩm theo tiêu chí.

– GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động 5: Sử dụng thanh cộng trong phạm vi 20 để thực hiện phép tính

a) Cách sử dụng thanh cộng trong phạm vi 20

– GV hướng dẫn HS cách sử dụng thanh cộng để thực hiện phép tính. Ví dụ, khi tìm kết quả phép tính 7 + 4, ta thực hiện như sau:

Di chuyển băng giấy ngắn sao cho số 1 trên băng giấy ngắn nối tiếp số 7 trên băng giấy dài.

Quan sát thấy số 4 trên băng giấy ngắn thẳng số 11 trên băng giấy dài vậy: 7 + 4 = 11.

– Yêu cầu HS thử nghiệm trên sản phẩm vừa làm.

– HS thử nghiệm.

b) Sử dụng thanh cộng trong phạm vi 20 để tìm kết quả các phép tính

– GV yêu cầu HS sử dụng thanh cộng trong phạm vi 20 để tìm kết quả các phép tính ở trang 23 sách Bài học STEM lớp 2.

– HS làm bài.

– Các nhóm luân phiên tìm kết quả của các phép tính bằng thanh cộng trong phạm vi 20 (vừa thao tác vừa thuyết trình cách sử dụng thanh cộng để cộng). Sau đó GV chiếu đáp án để HS đối chiếu kết quả của nhóm.

– HS thực hiện tìm kết quả.

c) Trưng bày giới thiệu sản phẩm

– GV mời các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.

– HS trưng bày sản phẩm.

– GV mời các nhóm khác tham quan sản phẩm của nhóm bạn.

– Các nhóm khác thăm quan sản phẩm của nhóm bạn

– GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm. Khi giới thiệu cần nêu: cấu tạo sản phẩm, cách làm, chất liệu của từng bộ phận, cách sử dụng thanh cộng để tìm kết quả của phép tính, đưa ví dụ về cách sử dụng thanh cộng để tìm ra kết quả phép tính cộng trong phạm vi 20.

– Các nhóm giới thiệu sản phẩm.

– GV yêu cầu HS khi tham quan nhóm bạn, sử dụng phiếu đánh giá để đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.

– HS hoàn thành phiếu đánh giá ở trang 23.

– GV nhận xét, đánh giá.

Khen ngợi nhóm HS tích cực tham gia hoạt động, nhận được nhiều hình biểu tượng mặt cười và động viên các nhóm chưa làm tốt để lần sau cố gắng hơn.

– GV nhận xét đánh giá giờ học.

Trên đây là Giáo án chương trình học môn STEM lớp 2 bài 4 Thanh cộng trong phạm vi 20 file Word + Powerpoint. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giáo án chương trình STEM lớp 2 theo từng bài học sẽ giúp quý thầy cô chuẩn bị bài học năm 2023 - 2024 hiệu quả.

Đánh giá bài viết
2 3.675
Sắp xếp theo

    STEM lớp 2

    Xem thêm